Giá / Mô hình kinh tế

Nên Cho Cá Tra Ăn Gián Đoạn

Nên Cho Cá Tra Ăn Gián Đoạn
Tác giả: 
Ngày đăng: 11/11/2011

Kết quả nghiên cứu gần đây của Chi cục Thủy sản tỉnh Vĩnh Long so sánh hai cách cho cá tra ăn gián đoạn (gồm hai hình thức cho ăn là cho ăn liên tục 3 ngày ngưng 1 ngày, cho ăn liên tục 7 ngày ngưng 2 ngày) và cách cho ăn liên tục không nghỉ cho thấy, cá tra cho ăn theo hình thức cho ăn liên tục 7 ngày ngưng 2 ngày có những ưu điểm hơn hai cách kia.

Cụ thể như sau: hệ số thức ăn FCR thấp hơn (FCR đạt 1,44) và hiệu quả sử dụng thức ăn đạt cao hơn (đạt 0,69) so với cách cho ăn liên tục (cách này cho hệ số FCR là 1,63 và hiệu quả sử dụng thức ăn đạt 0,61), tốc độ tăng trọng nhanh hơn (đạt 3,68 g/con/ngày). Hệ số thức ăn là chỉ số đánh giá chất lượng thức ăn và hiệu quả sản xuất, khi FCR thấp đồng nghĩa với hiệu quả sử dụng thức ăn cao, chất thải ra môi trường ít.

Bên cạnh đó, chi phí thức ăn ở cách cho ăn 7 ngày ngưng 2 ngày là thấp nhất. Do chi phí thức ăn chiếm từ 70-85% giá thành sản xuất nên tỉ suất lợi nhuận của cách cho ăn 7 ngày ngưng 2 ngày là cao nhất là 41% so với cách cho ăn 3 ngày ngưng 1 ngày là 37% và cho ăn liên tục là 28%


Có thể bạn quan tâm

Nuôi Thí Điểm Cá Điêu Hồng Ở Lòng Hồ Thủy Điện Sông Tranh 2 Nuôi Thí Điểm Cá Điêu Hồng Ở Lòng Hồ Thủy Điện Sông Tranh 2

Ngày 24.7, huyện Bắc Trà My (Quảng Nam) tổ chức thả 20 nghìn con cá giống điêu hồng tại 4 lồng bè nuôi cá thí điểm tại khu vực đập phụ, cửa xả nước Nhà máy thủy điện Sông Tranh 2 (thuộc thôn 3, xã Trà Đốc).

11/11/2011
Chăn Nuôi An Toàn Sinh Học Để Phát Triển Bền Vững Chăn Nuôi An Toàn Sinh Học Để Phát Triển Bền Vững

Chăn nuôi an toàn sinh học (ATSH) là biện pháp đang được nhiều hộ chăn nuôi áp dụng trước tình hình các loại dịch bệnh diễn biến ngày càng phức tạp. Những nguyên tắc đơn giản của phương pháp chăn nuôi ATSH có thể áp dụng đa dạng với quy mô từ nhỏ đến lớn.

11/11/2011
Mô Hình Nuôi Lươn Hiệu Quả Cho Nhà Nông Mô Hình Nuôi Lươn Hiệu Quả Cho Nhà Nông

Những năm gần đây, phong trào nuôi lươn tại xã Mỹ Hiệp Sơn ngày càng được nông dân chọn làm mô hình kinh tế quan trọng của gia đình, bởi chi phí đầu tư thấp, dễ nuôi, cho lợi nhuận cao và nhất là giá thị trường rất ổn định. Ông Phạm Văn Ba ngụ ấp Hiệp Thành, xã Mỹ Hiệp Sơn (Hòn Đất - Kiên Giang) là hộ điển hình thành công với mô hình này.

11/11/2011