Giá / Mô hình kinh tế

Nâng Cao An Toàn Sinh Học Trong Nuôi Trồng Thủy Sản

Nâng Cao An Toàn Sinh Học Trong Nuôi Trồng Thủy Sản
Tác giả: 
Ngày đăng: 17/07/2013

Hiện nay, xu hướng tiêu thụ các sản phẩm thủy sản từ nuôi trồng ngày càng tăng khiến ngành nuôi trồng thuỷ sản phát triển mạnh mẽ, trở thành ngành sản xuất quan trọng, cung cấp thực phẩm từ thủy sản cho một lượng dân số ngày càng tăng.

Sự phát triển nhanh chóng của nuôi trồng thủy sản dẫn đến nhu cầu cấp thiết phải cải thiện an toàn sinh học và nâng cao hiểu biết của người nuôi trong việc sử dụng có trách nhiệm các loại thuốc thú y dùng cho nuôi trồng thủy sản.

Đối với các nước phát triển và đang phát triển, nuôi trồng thủy sản được thừa nhận là ngành tạo ra nhiều công ăn việc làm cho người lao động, đồng thời mang lại nguồn thu nhập quan trọng từ xuất khẩu sản phẩm nuôi. Việc mở rộng nuôi trồng thủy sản thương mại, tương tự như chăn nuôi gia súc, gia cầm, đòi hỏi phải sử dụng thường xuyên các loại thuốc thú y để phòng và điều trị bệnh, đảm bảo vật nuôi khỏe mạnh và tối đa hóa sản lượng.

Tuy nhiên, trong quá trình vận chuyển các loài thủy sản tươi sống (trên phạm vi toàn cầu), người vận chuyển vô trách nhiệm đã làm lây lan các tác nhân gây bệnh trong hệ thống nuôi trồng, gây thiệt hại nghiêm trọng đến năng suất nuôi và môi trường nước tự nhiên.

Việc sử dụng các phương pháp điều trị kháng sinh thích hợp là một trong những biện pháp hiệu quả nhất để đối phó với các bệnh truyền nhiễm ở các ao nuôi trồng thủy sản. Nhưng nếu lạm dụng kháng sinh sẽ dẫn đến hậu quả hình thành nên các gen kháng thuốc ở vi khuẩn. Sử dụng kháng sinh bừa bãi còn tạo ra dư lượng kháng sinh trong các sản phẩm thủy sản nuôi trồng. Đây là một trong những lý do khiến một số sản phẩm thủy sản nuôi trồng ở các nước đang phát triển bị cấm nhập khẩu vào các thị trường khó tính, gây thiệt hại kinh tế không nhỏ cho nghề nuôi.

Thực tế cho thấy, một số bệnh cấp tính vẫn có thể xảy ra ngay tại các trang trại nuôi trồng thủy sản được quản lý tốt. Do đó, việc sử dụng cẩn thận kháng sinh là điều cần thiết để phát huy tối đa hiệu quả của thuốc và giảm thiểu việc kháng thước của vi khuẩn. Sử dụng một cách có trách nhiệm các loại thuốc thú y là một trong những yếu tố quan trọng quyết định thành công của hoạt động nuôi trồng thủy sản.


Có thể bạn quan tâm

Nuôi Cá Lóc Trong Bể Ny-Lon Bằng Thức Ăn Công Nghiệp Có Thu Nhập Ổn Định Nuôi Cá Lóc Trong Bể Ny-Lon Bằng Thức Ăn Công Nghiệp Có Thu Nhập Ổn Định

Ông Mai Tấn Phước (ngụ khóm Thới An A, phường Mỹ Thạnh, TP.Long Xuyên, An Giang) cho biết, gia đình ông đang nuôi 8.000 con cá lóc giống bằng thức ăn công nghiệp trong 4 bể ny-lon (tổng diện tích 62 m2).

17/07/2013
Yến Sào “Made In... Hue” Yến Sào “Made In... Hue”

Mới đây, qua kết quả khảo sát thực địa của PGS Tiến sĩ Võ Văn Phú, Khoa Sinh học Đại học Khoa học Huế cho thấy rằng, nguồn chim yến tự nhiên ở vùng Huế không thua kém các tỉnh duyên hải phía Nam.

17/07/2013
Làm Giàu Từ Dê, Táo Làm Giàu Từ Dê, Táo

Xã Phước Hậu (huyện Ninh Phước, Ninh Thuận) là vùng đất thuần nông. Sau cây lúa, cây nho, mô hình gia trại trồng táo-nuôi dê đang được các hộ trong xã nhân rộng. Chỉ vài năm qua, đã có hàng trăm hộ ăn nên làm ra từ dê, táo.

17/07/2013