Giá / Tin nông nghiệp

Nam Định: Ấn tượng mô hình canh tác cá - lúa mới

Nam Định: Ấn tượng mô hình canh tác cá - lúa mới
Tác giả: Ngọc Diệp
Ngày đăng: 31/10/2017

Năm 2017, Trung tâm Giống thủy đặc sản Nam Định triển khai thí điểm 6 mô hình cá - lúa đổi mới tại những xã thuộc vùng trũng chỉ cấy một vụ lúa ở các huyện Ý Yên, Vụ Bản. Mô hình canh tác hiệu quả, phù hợp với điều kiện tự nhiên và khả năng của hộ nông dân.

Hiệu quả mô hình cá lúa được nhiều địa phương nhân rộng   Ảnh: PTC

Đối với mô hình nuôi cá - lúa đổi mới đòi hỏi mỗi ruộng phải có hệ thống cấp, thoát nước tách bạch. Các đối tượng được lựa chọn nuôi phải có khả năng phát triển nhanh, cho giá trị kinh tế cao, ít bị dịch bệnh như cá chép, cá trắm; chọn những giống lúa cứng thân, tán hẹp, có khả năng kháng sâu bệnh tốt để hạn chế phải sử dụng thuốc bảo vệ thực vật như lúa tám, tạp giao… Cá được đưa lên ruộng khi cây lúa đã bén rễ khoảng 20 - 25 ngày. Sử dụng men vi sinh làm ổn định chất lượng nước và nền đáy ruộng nuôi cá; giúp nâng cao sức khỏe, sức đề kháng của cá; giảm thiểu ô nhiễm trong ruộng nuôi và môi trường xung quanh (do nuôi thủy sản gây ra); giúp hạn chế vi khuẩn có hại, nâng cao hiệu quả sử dụng thức ăn cho cá. Tuy nhiên, người nuôi cần lưu ý sử dụng liều lượng đúng theo hướng dẫn của nhà sản xuất.

Tham gia mô hình, bà Trịnh Thị Tuyết, thôn 6, xã Yên Quang (Ý Yên) cho biết, chỉ mới 5 - 7 năm gần đây bà mới biết và áp dụng các kỹ thuật nuôi, còn trước kia nuôi chưa thực sự đạt hiệu quả. Do làm đúng hướng dẫn của cán bộ kỹ thuật nên đến thời điểm này nguồn nước sạch giúp đàn cá phát triển khỏe mạnh, không bị dịch bệnh.

Các phụ phẩm của lúa như rơm, rạ, thóc rụng và cả các loài địch hại của cây lúa như sâu, rầy… cũng được tận dụng làm thức ăn giúp cá phát triển tốt, tiết kiệm chi phí mua thức ăn chế biến. Bên cạnh đó, phân cá làm tăng nguồn dinh dưỡng cho cây lúa, cá bơi lội sục bùn làm đất tơi xốp, thoáng khí giúp rễ lúa nhanh phát triển, hấp thu dinh dưỡng tốt. Ngoài ra, bà Tuyết ngâm thóc lên mầm lúa làm thức ăn, bổ sung vitamin cho cá. Mô hình hoàn toàn không sử dụng thức ăn công nghiệp trong quá trình nuôi… Với phương thức này, người dân tiết kiệm được phần nào chi phí, chất lượng thịt cá ngon hơn, đáp ứng yêu cầu của người tiêu dùng, góp phần tăng lợi nhuận, hiệu quả vụ nuôi.

Hiện bà Tuyết có 2 ha nuôi cá - lúa; đã thu hoạch hết lúa với năng suất hơn 1 tạ/sào. Dự kiến từ nay đến cuối năm, sản lượng cá thu được ước khoảng 3 tấn, tăng nhiều so những năm trước. Tương tự, hộ ông Nguyễn Văn Tuyển, xã Tam Thanh (Vụ Bản) cũng có diện tích hơn 2 ha nuôi cá - lúa. Hiện, các loại cá phát triển khỏe mạnh, không bị chết như những năm trước.


Có thể bạn quan tâm

Trúng độc Aflatoxin trong thức ăn chăn nuôi Trúng độc Aflatoxin trong thức ăn chăn nuôi

Bệnh do độc tố Aflatoxin, độc tố này do nấm Aspergillus flavus và Aspergillus parasiticus sản sinh ra, có mặt nhiều ở ngô, lạc và một vài loại hạt khác

31/10/2017
Một số giải pháp kỹ thuật ứng phó tình hình thời tiết nắng nóng kéo dài,mưa dông bất thường Một số giải pháp kỹ thuật ứng phó tình hình thời tiết nắng nóng kéo dài,mưa dông bất thường

Trước tình hình nắng nóng bất thường, hạn hán có thể xảy ra ở nhiều địa phương; sau nắng nóng rất có thể sẽ có mưa dông bất thường, ảnh hưởng nghiêm trọng

31/10/2017
Kỹ thuật nuôi ong ký sinh phòng trừ bọ dừa quy mô nông hộ Kỹ thuật nuôi ong ký sinh phòng trừ bọ dừa quy mô nông hộ

Ngày nay, giá dừa trái luôn ổn định ở mức cao mà cây dừa dễ trồng và chăm sóc nên càng kích thích nông dân mở rộng diện tích trồng dừa mới

31/10/2017