Giá / Tin thủy sản

Mỹ: Nuôi tôm bằng protein đơn bào

Mỹ: Nuôi tôm bằng protein đơn bào
Tác giả: Đan Linh (Theo Aquaculturealliance)
Ngày đăng: 28/11/2018

ProTyton, một nguyên liệu thức ăn protein đơn bào (SPC) đã được các nhà khoa học tại Mỹ và Canada chứng minh có khả năng nâng cao tỷ lệ sống, tăng trưởng và kháng bệnh cho tôm.

ProTyton được phát triển bởi White Dog Labs, là một SPC thức ăn thủy sản yếm khí chất lượng cao 

ProTyton là một thành phần thức ăn đơn bào được nghiên cứu và phát triển bởi Công ty Công nghệ sinh học White Dog Labs (WDL) tại New Castle, Mỹ. Sản phẩm này đã được các nhà khoa học tại Trung tâm công nghệ NTTS (CATC) của Canada thử nghiệm trong nuôi tôm.

TS Dumas cho biết thêm, khi bổ sung ProTyton vào thức ăn tôm theo tỷ lệ 10% và 15%, lặp lại 1 lần ở mỗi nghiệm thức trong thử nghiệm sơ bộ suốt 4 tuần, tỷ lệ sống của tôm đã tăng lên hơn 80% so nghiệm thức đối chứng, còn trọng lượng của tôm tăng 50%. Một nghiên cứu khác đã chứng minh, bổ sung ProTyton vào nghiệm thức của CATC đã làm tỷ lệ chết ở tôm thẻ chân trắng Thái Bình Dương thấp hơn hẳn so nhóm tôm ở chế độ đối chứng thức ăn công nghiệp khi cả hai nhóm được thử thách với virus Vibrio parahaemolyticus.

Hiện, WDL đang sản xuất ProTyton bằng máy lên men 5.000 gallon tại cơ sở thí điểm Delaware. Bryan Tracy, Tổng Giám đốc điều hành WDL cho biết, vì sản xuất bằng công nghệ yếm khí nên ProTyton có khả năng giải quyết được các vấn đề chi phí và mở rộng quy mô của ngành tôm. Các công nghệ sản xuất protein đơn bào trên thị trường hiện nay phần lớn dựa trên công nghệ hiếu khí. Trước đây, những công nghệ này đều sử dụng ôxy và được thực hiện ở quy mô nhỏ hơn và phải sản xuất sản phẩm giá cao hơn vì chi phí tốn kém hơn.

Cách đây 18 tháng, WDL đã hợp tác với CATC để đánh giá độc lập ProTyton trên cá hồi. Kết quả ban đầu cho thấy, tổng chi phí thức ăn giảm trong khi duy trì tác dụng tiêu hóa axit amin cao. Nhóm nghiên cứu đã thay thế 1/2 bột cá trong khẩu phần ăn đối chứng (chứa 20% bột cá) bằng một lượng ProTyton nhỏ hơn để cân bằng hàm lượng protein thô và axit amin thiết yếu. Sau đó, nhóm đã quyết định thử nghiệm lợi ích của ProTyton với sức khỏe tôm post. Trong giai đoạn thứ 2 của thử nghiệm, CATC đã quay trở lại phòng thí nghiệm để kiểm tra hiệu quả của ProTyton lên tỷ lệ sống của tôm. Theo Dumas, tỷ lệ sống của tôm post ở khẩu phần ăn đối chứng là 47%, nhưng tăng lên trên 85% ở khẩu phần ăn bổ sung 10 và 15% ProTyton. Với kết quả khả quan này, CATC đã xúc tiến thêm bước đánh giá tác động của ProTyton lên miễn dịch của tôm trong một thử nghiệm thử thách AHPND và ăn theo khẩu phần ăn đa dạng suốt 3 tuần.

TS Mark Braceland, Giám đốc Quản lý sức khỏe thủy sản tại CATC cho biết: “Trong nghiên cứu sơ bộ, chúng tôi cho tôm ăn nhiều chế độ dinh dưỡng khác nhau. Tôm thẻ chân trắng Thái Bình Dương ở 2 chế độ ăn gồm không giàu hóa với 0% ProTyton và chế độ bổ sung ProTyton theo hàm lượng khác nhau được so sánh với tôm ở chế độ ăn đối chứng (thức ăn thương mại). Sau đó, tôm được thử thách với Vibrio parahaemolyticus. Nghiệm thức thức ăn bao gồm: Chế độ ăn thương mại được tối ưu hóa giúp tôm kháng bệnh, chế độ ăn tham khảo của CATC và 4 nghiệm thức với tỷ lệ bổ sung ProTyton lên tới 20% và tôm được theo dõi tỷ lệ sống suốt 1 tuần.

Theo Braceland: “Tôm được cho ăn bổ sung ProTyton có thể phát triển tốt hoặc tốt hơn tôm ăn thức ăn thương mại nhưng chắc chắn luôn tốt hơn tôm ăn thức ăn không được giàu hóa. Tỷ lệ chết ở chế độ ăn thương mại và CATC lần lượt là 33% và 55%. Ba trong bốn chế độ ăn bổ sung ProTyton giúp tôm phát triển tốt hơn chế độ ăn thương mại. Hiện, CATC đang lên kế hoạch mở rộng quy mô đánh giá ProTyton trong mô hình nuôi thực địa.

Tracy giải thích: “Những lợi ích sức khỏe ProTyton mang lại cho vật nuôi đều nhờ bản chất yếm khí. SCP yếm khí có thể chứa các chất chuyển hóa thứ cấp kích thích miễn dịch và nucleotide. ProTyton SCP còn chứa hàm lượng butyrate thấp, một acid béo chuỗi ngắn thường được sử dụng làm phụ gia thức ăn cho các loài nuôi trên cạn để hỗ trợ sức khỏe đường ruột và giảm sử dụng kháng sinh”. ProTyton không phải là phép màu nhưng tiềm năng của nó với sự phát triển ngành thủy sản thì không thể phủ nhận. Kết hợp ProTyton với đạm đậu nành cô đặc (SPC), gluten ngô sẽ tạo nên hỗn hợp thức ăn tối ưu vì tác dụng vượt trội hơn và tiết kiệm chi phí tốt hơn. 

>> Theo TS Andre Dumas, Quản lý dinh dưỡng thủy sản tại CATC: “ProTyton không chỉ cung cấp dưỡng chất mà còn góp phần nâng cao sức khỏe và miễn dịch cho vật nuôi. Những phát hiện ban đầu đều cho thấy ProTyton là thành phần tuyệt vời trong thức ăn, giúp tôm tăng tỷ lệ sống, tăng trưởng và cải thiện sức khỏe”.


Có thể bạn quan tâm

Nuôi cá nheo Mỹ trong ao đất Nuôi cá nheo Mỹ trong ao đất

Người nuôi cần thường xuyên theo dõi mực nước trong ao để luôn duy trì mực nước phù hợp, kiểm tra màu nước, mùi nước ao, nhiệt độ, độ pH

28/11/2018
Cơ hội mới cho nuôi cá chiên thương phẩm Cơ hội mới cho nuôi cá chiên thương phẩm

Cá chiên là đối tượng nuôi rất triển vọng do giá trị kinh tế cao và luôn hút hàng. Trước đây, cái khó của nghề nuôi này là con giống khan hiếm.

28/11/2018
Nhiên liệu sinh học từ phế phẩm thủy sản Nhiên liệu sinh học từ phế phẩm thủy sản

Đây là tâm điểm của dự án sản xuất vi tảo làm thức ăn cho cá và tái chế các phụ phế phẩm ngành thủy sản thành nhiên liệu sinh học.

28/11/2018