Giá / Tin thủy sản

Một số lưu ý trong phòng và trị bệnh khi nuôi cá lồng, bè vào mùa nắng nóng

Một số lưu ý trong phòng và trị bệnh khi nuôi cá lồng, bè vào mùa nắng nóng
Tác giả: Ths. Lê Thị Hà
Ngày đăng: 15/02/2019

Trong những năm gần đây nghề nuôi cá lồng, bè trên sông phát triển khá mạnh. Tuy nhiên, cũng chính điều này (bên cạnh ô nhiễm môi trường) lại là nguyên nhân khiến dịch bệnh bùng phát, mang nhiều rủi ro cho người nuôi. Đặc biệt, vào mùa nắng nóng khi nhiệt độ tăng cao cũng là điều kiện thuận lợi cho nhiều loại vi khuẩn, vi rút phát triển gây bệnh trên cá trắm cỏ, cá rô phi, cá chép, cá lăng,… nuôi lồng. Mặt khác, khi nắng nóng kéo dài, nhiệt độ cao làm cho cá nuôi lồng dễ bị sốc, khiến cá dễ mắc bệnh hơn.

Để hạn chế dịch bệnh xảy ra, người nuôi cá lồng, bè cần lưu ý phòng và trị bệnh như sau:

1. Biện pháp phòng bệnh do vi rút trên cá nuôi lồng, bè

- Thường xuyên treo túi vôi hoặc viên TCCA hoặc BKD để khử trùng môi trường nước và tiêu diệt mầm bệnh.

- Định kỳ hàng tháng cho cá ăn Vitamin C hoặc bột tỏi để phòng bệnh và tăng sức đề kháng cho cá với liều lượng theo hướng dẫn của nhà sản xuất ghi trên bao bì sản phẩm.

- Đối với cá bị bệnh chết cần phải được vớt lên nấu chín, hoặc tiêu hủy chôn với 1% vôi bột, không được vớt cá chết bỏ ra sông, suối dễ lây lan từ vùng nuôi này sang vùng nuôi khác.

2. Biện pháp phòng và trị bệnh do vi khuẩn trên cá nuôi lồng

* Biện pháp phòng bệnh: 

- Sát trùng các dụng cụ như lưới, vợt, sọt, ống dây bằng Chlorine 10 – 15g/m3 trong 30 phút, rửa nước sạch và phơi khô sau khi sử dụng.

- Cá chết được vớt ra khỏi lồng càng sớm càng tốt. không vứt cá chết bừa bãi ra sông, trên mặt đất, cần được chôn vào hố cách ly có rải vôi bột để tiệt trùng

- Vào mùa này không nên cho cá ăn cá tạp tưới sống. Thức ăn cần được nấu chín hoặc sử dụng thức ăn viên.

* Biện pháp trị bệnh:

- Khi cá bị bệnh do vi khuẩn , biện pháp trị bệnh hiệu quả nhất là dùng kháng sinh nhưng với điều kiện cá vừa chớm bị bệnh chưa bỏ ăn, nếu cá đã chết nhiều thì việc trị bệnh hiệu quả không cao. 

- Trộn thuốc vào thức ăn (nếu cá vẫn còn sử dụng thức ăn) với liều lượng: Doxycycline 5-7 gam/100 kg cá/ngày hoặc Florphenicol liều lượng 4-5 gam/100 kg cá/ngày, ăn liên tục 7-10 ngày kết  hợp cho ăn thêm Vitamin C 1 - 2 g cho 100 kg cá bệnh/ngày, ăn liên tục 5 ngày.

Chú ý: Khi sử dụng kháng sinh phòng, trị bệnh cho cá, để đảm bảo sức khỏe cho người tiêu dùng phải dừng cho cá ăn kháng sinh, 20 ngày sau mới được thu hoạch.


Có thể bạn quan tâm

Hiệu quả nuôi cá rô phi VietGAP Hiệu quả nuôi cá rô phi VietGAP

Ở xã Hà Vân, huyện Hà Trung, tỉnh Thanh Hóa ai cũng biết ông Phạm Văn Nghiêu có trên 16 năm là chủ hộ trang trại thủy sản.

15/02/2019
Các biện pháp phòng chống rét cho động vật thủy sản nuôi Các biện pháp phòng chống rét cho động vật thủy sản nuôi

Hàng ngày theo dõi chất lượng nước, không đưa phân hữu cơ, vô cơ xuống ao giữ cho nước sạch để phòng tránh dịch bệnh. Quan sát phát hiện các hiện tượng

15/02/2019
Lời giải bài toán tiết kiệm điện nuôi tôm Lời giải bài toán tiết kiệm điện nuôi tôm

Theo đánh giá, điện chiếm tỷ lệ tương đối lớn trong tổng giá thành nuôi tôm. Việc sử dụng điện tiết kiệm, hiệu quả trong nuôi tôm đang là một bài toán cần tìm

15/02/2019