Một số kinh nghiệm trong sản xuất và xử lý ra hoa trên xoài cát Hòa Lộc
Nhưng việc xử lý ra hoa và chăm sóc xoài của bà con nông dân đôi lúc gặp rất nhiều khó khăn. Phổ biến nhất là xử lý xoài không ra hoa hoặc đổ trái non làm giảm năng suất khi thu hoạch
Sau đây là một số kinh nghiệm của tôi đúc kết từ thực tế nhiều năm trồng xoài cát Hòa Lộc trên diện tích 4.000 m2, và quá trình học tập, trao đổi kinh nghiệm qua tham dự tập huấn – hội thảo của cơ quan khuyến nông và sinh hoạt câu lạc bộ khuyến nông.
Đầu tiên, để cho cây xoài được thông thoáng nhằm giảm bớt sự đeo bám của sâu, rầy, hạn chế được độ ẩm ướt dưới gốc cây trong mùa mưa, khi thu hoạch xong tôi thường cắt tỉa những cành kém hiệu quả là cành không đủ sức để ra đọt, tạo tán nhằm để cho ánh nắng chiếu rọi vào thân cây. Sau đó tôi tiến hành xới gốc, bón phân vi sinh kết hợp phân hóa học để cho cây phục hồi, tạo cành mới (liều lượng phân bón tùy thuộc vào tán lá và tuổi cây).
Sau đó khoảng 8 - 10 ngày, khi kiểm tra nhận thấy nhú mầm đọt thì xử lý thuốc trừ sâu, thuốc trị nấm bệnh theo sự khuyến cáo của nhà sản xuất (nếu xịt bằng máy thì có thể giảm liều lượng thuốc còn lại 80%) để bảo vệ cho đọt phát triển tươi tốt và hạn chế sâu bệnh tấn công đọt non. Giai đoạn này có thể bổ sung thêm phân bón lá nhằm giúp cho đọt phát triển nhanh, mạnh.
Quá trình xử lý ra hoa: khi đọt đạt được màu xanh lụa, có thể cắt bỏ bớt những đọt không thể ra hoa rồi sau đó xử lý Paclo với liều 40 - 50g/cây (theo kinh nghiệm thì nên tưới vòng vào thân chiều cao khoảng 1m từ gốc tính lên để không ảnh hưởng đến bộ rể của cây). Đến khoảng 60 - 70 ngày thì xử lý ra hoa.
Lựa chọn thuốc xử lý ra hoa tùy mỗi người nhưng bản thân tôi dùng Dola, khoảng 500g cho thùng 100 lít nước với thuốc trừ sâu, thuốc trị nấm bệnh. Nếu thấy đọt quá già thì tôi cộng thêm khoảng 1,5kg Kali đỏ cho thùng 100 lít nước để hạn chế sự ra đọt.
Sau khi xử lí được khoảng từ 12 - 15 ngày thì cây nhú mầm hoa, lúc đó sẽ xử lý thuốc trừ nấm bệnh với thuốc trừ sâu. Vào mùa mưa cần phải sử dụngAntracol hoặc Amista liều lượng theo khuyến cáo nhà sản xuất (đối với thuốc hóa học thì nên thay đổi thuốc vì sử dụng một loại nhiều lần sẽ dễ bị sâu bệnh kháng thuốc). Theo kinh nghiệm bản thân đã áp dụng biện pháp này nhiều năm cho hiệu quả rất cao.
Đến khi trái được 25 ngày tuổi thì sử dụng thuốc phòng trị các bệnh thông thường.
Lưu ý trong thời gian ra hoa nên thận trọng khi xử lý thuốc, vì hoa xoài cát rất mẩn cảm với thuốc hóa chất và thời tiết. Nếu khi hoa nở mà lạm dụng phân bón qua lá hay khi gặp trời mưa hoặc mù sương muối thì hoa sẽ bị đen (theo tôi thì không nên sử dụng phân bón qua lá giai đoạn này, vì hàm lượng phân lân rất cao, nếu sử dụng nhiều sẽ làm da trái có màu xanh, lượng xơ trong trái rất nhiều làm cho trái chậm lớn, trái không đạt theo yêu cầu, da trái sẽ bị đốm đen).
Hiệu quả kinh tế của mô hình qua theo dõi các năm vừa qua: Với 4.000 m2 chi phí sản xuất bình quân cho 1 vụ xoài, dao động từ 22 – 25 triệu đồng, sản lượng bình quân 3 tấn (năng suất 7,5 tấn/ha). Với giá bán bình quân 22.000đ/kg, tổng thu nhập 66 triệu đồng. Sau khi trừ chi phí lợi nhuận khoảng 40 triệu đồng.
Có thể bạn quan tâm
Xuất hiện ở thị trấn Nông trường Trần Phú (Văn Chấn, Yên Bái) từ năm 1991, giờ đây chăn nuôi thuỷ đặc sản ba ba đang trở thành một nghề mang lại thu nhập tiền tỷ. Nhiều gia đình ở đây có thu nhập vài trăm triệu đồng/năm, xây dựng được nhà cửa khang trang cũng là nhờ nuôi ba ba.
Với những lợi thế về giá, khả năng kháng chịu dịch bệnh tốt, tận dụng được nguồn thức ăn tại chỗ, thị trường tiêu thụ rộng và ổn định, mô hình nuôi heo rừng bán hoang dã ở thôn Trung Nghĩa, xã Hoà Ninh, huyện Hoà Vang, thành phố Đà Nẵng đang giúp nhiều hộ nông dân có thu nhập hàng tỷ đồng một năm.
Đến nay, 19/19 Hội ND các xã, thị trấn ở huyện Mường Tè đã hoàn thành Đại hội nhiệm kỳ 2012-2017, bảo đảm thời gian, cơ cấu cán bộ Ban chấp hành hội