Giá / Mô hình kinh tế

Mô Hình Trồng Rau Nhút Ở Thanh Bình

Mô Hình Trồng Rau Nhút Ở Thanh Bình
Tác giả: 
Ngày đăng: 27/06/2011

Thanh Bình là huyện có diện tích trồng rau nhút rất lớn, diện tích bình quân hàng năm lúc chính vụ (mùa nước lũ) từ 100 – 120 ha.

Mùa vụ rau nhút nơi đây bắt đầu từ tháng 5 âm lịch, lúc này những vùng đất thấp ngập nước dọn sạch cỏ lên đê xung quanh để giữ nước sau đó người ta tiến hành cấy rau nhút. Những ngày đầu mới cấy rau nhút nên thường xuyên chú ý đến mực nước trong ruộng tốt nhất từ 30-50 cm tránh để mực nước trong ruộng bị khô rau nhút chậm phát triển. Đất "lung" trồng sẽ thuận lợi vì không sợ khô nước. Trồng rau nhút cần diệt sạch ốc bươu vàng, đây là đối tượng gây hại rất lớn cho rau nhút, và định kỳ phun phân bón lá cho rau mau phát triển (7 – 10/lần).

Sau khi trồng từ 1,5 tháng là tiến hành thu hoạch. Sau đó từ 7-10 ngày thu hoạch một lần, có thể kéo dài thời gian thu hoạch từ 4-5 tháng tùy theo mức độ chăm sóc, kỹ thuật trồng của từng người.

Sau mỗi đợt hái cần tiến hành phun phân bón lá nhằm giúp cây lấy lại sức và cung cấp chất dinh dưỡng cho cây mau ra đọt non. 1000m2 rau nhút có thể thu hoạch từ 1,5-2 tấn, với giá bán bình quân từ 2.500- 3.500kg thì có thể thu về từ 4.000-5.000 triệu đồng, trồng rau nhút chi phí rất thấp chủ yếu là công thu hoạch, vừa giải quyết việc làm thời gian nhàn rỗi mùa lũ vừa tăng thu nhập trên một đơn vị diện tích canh tác.

Những năm gần đây nhiều nông dân trồng rau nhút mùa nghịch bán được giá, mang lại thu nhập khá cao cho người dân.

Anh Trần Thanh Danh ấp Nam xã Tân Thạnh với diện tích 3.000 m2 lên bờ bao xung quanh giữ mức nước sâu khoảng 80 cm để trồng rau nhút mùa nghịch cho biết: Với 3.000 m2 trồng rau nhút cứ 10 ngày thu hoạch một lần trung bình từ 350 – 400kg. giá bán 4.500 đ/kg thu được từ 1.500.000 – 1.800.000 đ/đợt tính đến nay anh thu hoạch trên 3 tháng nhưng rau nhút của anh còn rất tốt. Rau nhút mùa nghịch tuy có khó trồng và chi phí nhiều hơn mùa lũ nhưng bán được giá cao, vừa hái ra đã có thương lái đến cân tại ruộng với giá 4.500 đ/kg, nếu gia đình có điều kiện đem bán ở chợ thì rau nhút có giá từ 5.000-6.000/kg. Anh cho biết thêm ngoài bán rau chợ anh còn bán rau nhút giống cho nông dân xung quanh trồng vừa tăng thu nhập vừa cải tạo lại ruộng rau nhút.

Đây là mô hình góp phần xóa đói, giảm nghèo, tạo việc làm cho nông dân trong thời gian nhàn rỗi, đồng thời tăng thu nhập trên cùng một đơn vị diện tích


Có thể bạn quan tâm

Quyết Tâm Vượt Khó Của Dự Bị Động Viên Lường Văn Hiển Quyết Tâm Vượt Khó Của Dự Bị Động Viên Lường Văn Hiển

Hưởng ứng phong trào thi đua “Cả nước chung sức xây dựng nông thôn mới”, thời gian qua, trong LLVT tỉnh đã xuất hiện nhiều tấm gương tiêu biểu không chỉ trong huấn luyện sẵn sàng chiến đấu mà ngay trong lao động sản xuất, vươn lên làm giàu tại mảnh đất quê hương.

27/06/2011
Để Nghề Nuôi Cá Tra Phát Triển Bền Vững Vì Sao Bấp Bênh? Để Nghề Nuôi Cá Tra Phát Triển Bền Vững Vì Sao Bấp Bênh?

Sự “ăn rã”, thiếu liên kết từ khâu sản xuất, đến tiêu thụ, chế biến khiến nghề nuôi cá tra vẫn bấp bênh. Người nông dân vừa nuôi cá vừa lo âu, luôn đối mặt những rủi ro lớn!

27/06/2011
Thu Nhập Cao Nhờ Rau Xanh Thu Nhập Cao Nhờ Rau Xanh

Nông dân xã Thanh Hưng (huyện Điện Biên) nhiều năm qua không chỉ có thu nhập khá cao từ nghề trồng hoa, mà sản xuất rau xanh theo hình thức luân canh gối vụ cũng đem lại nguồn thu ổn định.

27/06/2011