Mô Hình Trồng Gấc Ở Huyện Lang Chánh Mang Lại Hiệu Quả Kinh Tế Cao

Nhằm đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu cây trồng, Hội Phụ nữ huyện Lang Chánh (Thanh Hóa) đã triển khai mô hình trồng gấc cho các hội viên mang lại hiệu quả kinh tế cao.
Bước đầu thí điểm ở 5 xã: Tân Phúc, Trí Nang, Giao An, Giao Thiện và Đồng Lương với 33.000 gốc gấc thu hút 131 hộ tham gia. Các hộ được tập huấn, hướng dẫn kỹ thuật trồng và thâm canh cây gấc, được hỗ trợ cây giống và phân bón. Công ty Phú Nông (Vĩnh Lộc) ký cam kết bao tiêu sản phẩm với giá 3.000 đồng/kg.
Việc thử nghiệm thành công mô hình trồng gấc ở huyện Lang Chánh đã giúp bà con nông dân tận dụng tốt hơn diện tích đất bãi, đất đồi bị bỏ hoang và diện tích trồng màu kém hiệu quả. Tuy nhiên, để phát triển mô hình theo hướng sản xuất hàng hóa, bà con nông dân đang rất cần sự bảo đảm lâu dài về thị trường tiêu thụ.
Có thể bạn quan tâm

Năm 2013, toàn tỉnh Nam Định có 486ha nuôi tôm chân trắng, tăng 188ha so với năm 2012, hình thành nhiều vùng nuôi tập trung tại các huyện Giao Thủy, Hải Hậu, Nghĩa Hưng. Các vùng nuôi cơ bản đáp ứng các yêu cầu kỹ thuật như hệ thống thủy lợi, cơ sở hạ tầng kỹ thuật.

Phát biểu tại buổi làm việc với Đảng uỷ và UBND xã Gung Ré (huyện Di Linh - Lâm Đồng) mới đây, TS Phạm S - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng, cho biết: Hiện nay, toàn tỉnh đã cải tạo vườn cà phê (ghép chồi hoặc trồng tái canh) bằng các giống cà phê đầu dòng được 18.000 ha. Đây là một “tín hiệu” rất đáng mừng. Bảo Lâm là địa phương đi đầu, có phong trào cải tạo vườn cà phê khá nhất. Di Linh và các địa phương khác cần học kinh nghiệm của Bảo Lâm để từng bước nâng cao hiệu quả canh tác cà phê.

Những ngày gần đây, thời tiết nắng nóng kéo dài kéo theo nhu cầu tiêu thụ chanh làm nước giải khát gia tăng. Chính vì vậy, hiện giá chanh cũng tăng vọt theo sự biến động của thị trường và có xu hướng tiếp tục tăng trong những ngày tới.