Mô Hình Trồng Chuối Trên Triền Núi Ở Thuận Bắc

Anh Lâm Văn xuyến, 58 tuổi, ở thôn đầu suối A (xã Phước Chiến, huyện Thuận Bắc) trồng thí điểm 3.000 cây chuối trên 3 ha đất rẫy.
Tháng 9 năm nay, gia đình anh được Phòng NN&PTNT huyện Thuận Bắc chọn trồng cây chuối theo đề án Phát triển cây công nghiệp, cây ăn quả trên đất dốc, triền núi. Anh được đầu tư cây giống, hỗ trợ một phần phân bón và cử cán bộ hướng dẫn kỹ thuật trồng, chăm sóc theo cách “cầm tay chỉ việc”.
Với phương châm lấy ngắn nuôi dài, gia đình anh trồng các loài cây ngắn ngày như đậu xanh, bắp lai… để có thu nhập đầu tư chăm sóc cho cây chuối. Qua 3 tháng chăm sóc chu đáo, vườn chuối của anh Xuyến phát triển tốt hứa hẹn cho những mùa trái nâng cao thu nhập, bảo đảm cuộc sống gia đình no ấm.
Có thể bạn quan tâm

Riêng tại huyện An Phú, những địa phương trước đây vốn có nguồn thủy sản mùa nước dồi dào như: Phước Hưng, Quốc Thái, Khánh An, Phú Hữu, Vĩnh Hội Đông… thì hiện nay chỉ có vài điểm chợ bán với số lượng ít cá đồng, chủ yếu người dân vẫn phải ăn cá nuôi.

Việc sản xuất nhân tạo giống nhiều loài cá quý của Trung tâm Thủy sản tỉnh Tuyên Quang thành công đã giải quyết được vấn đề về con giống, cũng như bảo vệ được nguồn lợi cá quý tự nhiên đang có nguy cơ cạn kiệt.

Có thể so sánh mô hình nuôi trồng thủy sản kiểu mới này ở huyện Bình Đại (Bến Tre) cũng giống như mô hình chăn nuôi bằng đệm lót sinh học trong chăn nuôi heo, gà ở các huyện trong tỉnh. Mô hình này có nhiều ưu điểm là ít vốn, an toàn, ăn chắc, bảo vệ môi trường, phù hợp với bà con nông dân khi không đủ vốn để nuôi tôm theo hướng công nghiệp.