Mô Hình Sản Xuất Rau An Toàn Hiệu Quả

Anh Trần Ngọc Yên nhà ở số 11/3 ấp 1 xã Xuân Thới Thượng có truyền thống trồng rau lâu đời với 3 cây chính là dưa leo, khổ qua và bông cải. Với diện tích 1 ha trồng rau, sau khi trừ các chi phí thì mỗi năm anh thu lãi khoảng 80 triệu.
Ngoài ra, anh là một trong những người đi đầu trong sản xuất rau theo VietGAP. Giai đoạn đầu gặp nhiều khó khăn do phải thay đổi thói quen canh tác, ghi chép sổ sách, nhiều lúc muốn bỏ, nhưng anh quyết tâm phải làm cho tới cùng để rau của mình được vào siêu thị có chỗ đứng trên thị trường. Sau 3 năm “theo đuổi” VietGAP đến cuối năm 2009 rau của anh đã được cấp chứng nhận VietGAP và sản phẩm của anh đã được tiêu thụ dễ dàng. Thu nhập rất ổn định.
Thấy rau canh tác theo qui trình sản xuất rau an toàn mà sản phẩm vẫn bị mất giá do phụ thuộc vào thương lái, anh rong ruổi để tìm khách hàng. Anh cho rằng bếp ăn của trường học, nhà máy, các cửa hàng rau quả… sẽ là những khách hàng ổn định. Song, anh nhanh chóng nhận ra cần có chính quyền địa phương hỗ trợ mới dễ dàng tìm được khách hàng. Rất may, Hội Nông dân xã Xuân Thới Thượng nhiệt tình giúp đỡ.
Kết quả là ông được nhận cung cấp rau cho bếp ăn của 5 trường mẫu giáo và một số trường học có lớp bán trú. Được sự tín nhiệm của địa phương ông được bầu làm tổ trưởng tổ thu mua rau của HTX rau an toàn Ngã Ba Giồng. Hiện nay, ông nhận làm đầu mối thu mua rau ăn lá hằng ngày cho hơn 20 nhà vườn, với sản lượng bình quân từ 2 - 3 tấn. Khách hàng ổn định của HTX rau an toàn Ngã Ba Giồng hiện nay là: Co.op Mart, Vissan, VFD và một số công ty kinh doanh thực phẩm khác.
Có thể bạn quan tâm

Nhằm giúp nông dân có định hướng nuôi trồng thủy sản gắn với tiêu thụ sản phẩm, phát huy thế mạnh và phát triển kinh tế - xã hội địa phương, Phòng Nông nghiệp – Phát triển nông thôn huyện An Phú phối hợp với Trung tâm Giống thủy sản An Giang (đơn vị chuyển giao kỹ thuật) đã triển khai dự án “Mô hình ứng dụng khoa học công nghệ phát triển nuôi cá sặc rằn”, từ tháng 3 - 2011 đến tháng 3 - 2013.

Với lợi thế có vùng đất bãi trù phú ven sông Đáy, trong những năm qua, trên địa bàn huyện Hoài Đức đã hình thành một số vùng trồng cây ăn quả theo hướng tập trung cho thu nhập cao. Tuy nhiên, để nhân rộng những mô hình này, huyện cần có quy hoạch sản xuất cụ thể, trọng tâm hơn.

Xã Tân Hội Trung, huyện Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp là vùng đất bị nhiễm phèn nặng. Ngoài cây sen, khó có loài cây khác cho hiệu quả trên vùng đất này. Vì thế, cây sen được xem như cứu cánh giúp thay đổi cuộc sống của người dân. Do nặng lòng với sen, nhiều bà con có kinh nghiệm trồng sen với suy nghĩ linh hoạt đã có hướng chuyển đổi phù hợp, trở nên khá giả từ cây sen…