Mô Hình Nuôi Vịt Thịt An Toàn Sinh Học
Năm 2011, Trung Tâm Khuyến nông tỉnh Vĩnh Long triển khai mô hình “Nuôi gia cầm an toàn sinh học” (ATSH). Mô hình thực hiện theo phương châm nhà nước và nhân dân cùng làm với qui mô 4.250 con vịt và 1.730 con gà cho 27 hộ nuôi / 3 huyện trong tỉnh là: Long Hồ, Bình Tân và Trà Ôn. Dự án do Ngân sách tỉnh đầu tư hỗ trợ. Riêng mô hình nuôi vịt thịt an toàn sinh học được đầu tư ở 2 huyện Long Hồ và Trà Ôn (4.250 con vịt) với tổng kinh phí cho 2 mô hình này là 133.662.500 đồng, các hộ tham gia được hỗ trợ 100% tiền con giống và 30% tiền thức ăn , thuốc thú y tương đương với mức hỗ trợ là 31.450 đồng /con vịt.
Giống vịt được nuôi là Super M3 siêu thịt của Trung tâm nghiên cứu và chuyển giao tiến bộ kỹ thuật chăn nuôi thuộc viện chăn nuôi TpHCM cung cấp. Mô hình được thực hiện thời điểm tháng 6/2011, qua đánh giá chung mô hình nuôi thời gian 52-56 ngày trọng lượng đạt bình quân 3,2 kg/con. Tiêu tốn thức ăn 2,8kg/tăng 1kg trọng lượng (theo quy định chỉ tiêu dự án). Tính đến nay mô hình nuôi vịt đã được nghiệm thu. Đồng thời theo nhận xét chung từ CBKT theo dõi cùng các hộ chăn nuôi cho biết: vịt nuôi theo hướng ATSH, theo phương thức nuôi nhốt hoàn toàn, tạo sân (chơi) thông thoáng dưới vườn cây ăn trái, chuồng sàn làm ao nhân tạo trên bờ cho vịt bơi lội là rất phù hợp, nuôi không cần xuống nước vịt vẫn lớn phát triển tốt, cho ăn đầy đủ dinh dưỡng, rau, cỏ, nước uống sạch, hạn chế được hao hụt, tỉ lệ hao hụt bình quân 7,05% (300/4.250 con), hạn chế một số bệnh E.coli, tụ huyết trùng. Qua Mô hình này cho thấy, chất lượng con giống tốt, tỉ lệ đồng đều cao, nuôi mau lớn, rút ngắn thời gian nuôi, bà con biết áp dụng TBKHKT vào chăn nuôi theo hướng an toàn sinh học, hạn chế khả năng lây lan các mầm bệnh ra cộng đồng ảnh hưởng đến đàn vật nuôi và sức khỏe con người nhất là Cúm gia cầm (H5N1), giảm diện tích chăn thả, cung cấp sản phẩm sạch cho người tiêu dùng, bán giá cao tăng thu nhập cho nông hộ.
Tuy nhiên, còn một số hạn chế trong thực hiện chăn nuôi ATSH mà bà con còn vấp phải là chưa quan tâm nhiều đến chuồng trại và khâu chăm sóc nuôi dưỡng chưa chặt chẽ việc quản lý, chăm sóc bệnh thường gặp trên vật nuôi, từ đó dẫn đến tỉ lệ hao hụt khá cao.
Mặt khác, về hiệu quả kinh tế mô hình nuôi tính hiệu quả kinh tế chưa cao, do thời điểm xuất chuồng, giá bán thấp chỉ từ 36.000- 38.000đ/kg, giá thức ăn tăng cao bình quân từ 11.000 – 12.000đ/kg, từ đó người chăn nuôi thu lãi thấp. Bình quân lãi từ 14.000- 19.900đ/con sau khi trừ hết chi phí (con giống, thức ăn, thuốc thú y, trang thiết bị chuồng trại...). Tổng mô hình lãi được 72.730.000 đồng/3.950 con. Về hiệu quả xã hội đã góp phần trong sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp nông thôn, tăng thu nhập cho người lao động, tạo thói quen nuôi theo hướng tập trung ATSH; giảm công lao động, quản lý, dễ kiểm soát dịch bệnh, hạn chế lây lan mầm bệnh, giảm thiểu ô nhiểm môi trường, bảo vệ tốt sức khoẻ cộng đồng, mô hình này cũng đang được nhân rộng với qui mô lớn ở một số địa phương trong tỉnh Vĩnh Long.
Có thể bạn quan tâm
Ông Nguyễn Tôn Quyền - Chủ tịch Hiệp hội Gỗ và lâm sản Việt Nam (Vietforest) cho biết, người trồng keo tràm đang rơi vào tình thế bị thiệt thòi và chưa có phương án để giải quyết.
Ông Dương Văn Tân, năm nay trên 60 tuổi là một nông dân sản xuất giỏi ở thôn 2, xã Thành An, thị xã An Khê, tỉnh Gia Lai. An Khê là vùng trọng điểm sản xuất mía của tỉnh Gia Lai, mía là cây trồng chủ lực. Gia đình ông Tân hiện đang kinh doanh 3 ha mía
KTĐT - Thu nhập thấp, điều kiện làm việc thiếu thốn, lại không được hưởng các chính sách về bảo hiểm, biên chế đã khiến cho hoạt động của đội ngũ thú y viên cơ sở ở các thôn, xã gặp nhiều khó khăn.