Mô Hình Nuôi Lợn “Không Tắm” Mang Lại Hiệu Quả Cao

Tỉnh Tiền Giang đang thực hiện thí điểm mô hình nuôi lợn trên nền đệm lót sinh học, không tắm cho lợn suốt quá trình nuôi, vừa giảm thiểu ô nhiễm môi trường, đồng thời mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người chăn nuôi.
Theo Trung tâm Khuyến nông tỉnh Tiền Giang, mô hình này được thực hiện tại 4 hộ dân xã Mỹ Lợi A, huyện Cái Bè. Mỗi hộ được Trung tâm hỗ trợ xây dựng chuồng nuôi có diện tích 20m2 để nuôi 12 con lợn. Người nuôi được hướng dẫn dùng trấu và mạt cưa làm đệm lót trên nền chuồng, sử dụng chế phẩm vi sinh rắc trên đệm để tạo ra các quần thể vi sinh vật sống xử lý chất thải của vật nuôi, làm cho môi trường trong sạch, giúp đàn lợn ăn nhiều, lớn nhanh, tỷ lệ lợn mắc bệnh tiêu hóa giảm.
Qua quá trình nuôi cho thấy, nước tiểu của lợn thấm vào lớp đệm và phân thải của lợn được vùi vào lớp đệm thông qua hoạt động ủi của lợn. Toàn bộ những chất thải được hệ vi sinh vật phân hủy ngay nên không có mùi hôi. Ngoài ra, nuôi lợn theo mô hình này còn không tốn điện, giảm được 80% lượng nước sử dụng và giảm 60% công lao động do không phải tắm lợn hoặc dội rửa chuồng trại, đồng thời có thể sử dụng chất bã này làm phân hữu cơ bón cho cây trồng.
Có thể bạn quan tâm

Theo số liệu thống kê chưa đầy đủ, ngoài hơn 50ha quýt đường của gần 100 hộ dân được trồng xen với cây lá dừa nước của hợp tác xã Thuận Phú (ấp Long Trị, xã Bình Phú, Càng Long) đã “ăn nên làm ra” (bình quân 01ha, nhà vườn thu nhập từ 100-120 triệu đồng/năm) thì địa bàn huyện Càng Long còn khoảng 200ha vườn cây có múi được trồng rải rác (chanh, bưởi, quýt, cam...các loại) ở các xã trong huyện. Đặc biệt, do những năm qua, một số trái cây: Xoài, dừa, chanh… giá không ổn định, nhà vườn Càng Long có hướng chuyển dịch cơ cấu cây trồng, bưởi da xanh được chọn làm cây trồng chủ lực. Từ đó, bưởi da xanh “đứng đầu bảng” về giá (đối với cây có múi), nhưng năm nay, dịch bệnh đã tấn công mạnh, làm cho nhiều nhà vườn lúng túng, không chống chọi nổi, đang rất cần nhà khoa học vào cuộc.

Mới đây, tại TP Long Xuyên, tỉnh An Giang diễn ra Hội nghị thành lập Hiệp hội Cá tra Việt Nam nhiệm kỳ I (2013 - 2015). Hiệp hội ra đời vào thời điểm ngành hàng cá tra của Việt Nam đang đứng trước rất nhiều khó khăn, thách thức. Song, từ người nuôi đến doanh nghiệp (DN), các nhà quản lý đều mong mỏi Hiệp hội sẽ là cầu nối vững chắc để sắp xếp, ổn định lại trật tự và thúc đẩy sự phát triển bền vững của ngành hàng mang tính chiến lược quốc gia.

Phong trào nuôi nhím cách đây vài năm, nhiều gia đình tại Bắc Ninh đã bỏ ra khoản đầu tư lớn để nuôi loài động vật hoang dã này. Để rồi có những hộ chưa kịp “giàu” vì nhím đã lao đao khi giá bán nhím rớt thê thảm, hàng loạt hộ đành ngậm ngùi bán tháo để chuyển sang ngành nghề khác.