Mô Hình Nuôi Kết Hợp Tôm Sú Với Cua Biển Cho Hiệu Quả Bền Vững

Năm nay là năm thứ 3, nông dân ở các xã vùng ngập mặn ven biển huyện Duyên Hải, tỉnh Trà Vinh như Trường Long Hòa, Hiệp Thạnh, Long Hữu, Long Vĩnh, Long Khánh thu được lợi nhuận cao từ mô hình kết hợp nuôi tôm sú với cua biển. Bình quân mỗi hécta kết hợp nuôi tôm sú với cua biển, nông dân có thu nhập từ 35 - 40 triệu đồng.
Ông Trần Văn Hớn ở ấp 11, xã Long Hữu, người đã thực hiện hiệu quả mô hình này từ năm 2011 đến nay cho biết: Trước đây trên diện tích 4 ha mặt nước vào đầu vụ nuôi tôm, ông thả nuôi từ 100.000 - 200.000 con tôm sú và 2.000 con cua biển giống. Sau đó, cứ mỗi tháng tiếp tục thả nuôi thêm 2.000 con cua giống. Khi tôm nuôi được 2 tháng tuổi, không cần phải xử lý nước trước khi cho vào ao mà lấy nước trực tiếp từ sông vào để bổ sung nguồn thức ăn tự nhiên cho tôm và cua biển.
Sau đó từ 2 đến 3 ngày, mới bổ sung thức ăn một lần. Sau thời gian nuôi từ 3,5 - 4 tháng mới bắt đầu thu hoạch tỉa thưa dần tôm sú, cua biển cỡ lớn đem bán. Ở vụ nuôi tôm sú kết hợp cua biển năm nay, ông Hớn đã thu hoạch tôm sú, cua biển được hơn 70 triệu đồng. Dự kiến đến cuối vụ sẽ đạt khoảng 150 triệu đồng nếu giá cua thương phẩm ở mức 170.000 - 200.000 đồng/kg và tôm sú ở mức 150.000 - 180.000 đồng/kg như hiện nay.
Theo Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Duyên Hải, tính đến đầu tháng này, hơn 7.000 hộ nuôi kết hợp tôm sú với cua biển trên diện tích 8.678 ha đã thu hoạch dần cua biển, tôm sú đạt kích cỡ loại I, loại II, được hơn 10 tấn. Tuy mô hình nuôi kết hợp này đạt lợi nhuận không cao bằng nuôi tôm sú công nghiệp, bán công nghiệp, nhưng ưu điểm là vốn đầu tư ít, mức rủi ro về dịch bệnh rất thấp, giúp nông dân sản xuất bền vững hơn.
Có thể bạn quan tâm

Dịch bệnh thường xuyên xảy ra, giá các loại thuốc thú y, thức ăn tăng cao khiến hầu hết các hộ chăn nuôi trong tỉnh Thái Nguyên thời gian qua không có lợi nhuận, cá biệt có thời điểm nuôi gia súc, gia cầm còn thua lỗ. Do vậy, ước vọng tìm được con vật nuôi đặc sản đem lại hiệu quả kinh tế cao đã, đang thôi thúc những nông dân có chí làm giàu…

Dự kiến cuối năm nay anh sẽ thu hơn 1,2 tấn cá. Với giá bán hiện nay là 500 - 600 nghìn đồng/kg, tiền lãi hơn 200 triệu đồng.

Là người đầu tiên nghiên cứu và phát triển kỹ thuật gieo mạ sân, sau hơn mười năm kể từ ngày bắt đầu lăn lộn cùng cây lúa, giờ đây ông Tám Công đã là cây đa, cây đề lớn nhất trong lĩnh vực này. Mạ sân giờ đây không chỉ đem lại sự tiện lợi, nhàn nhã, tối ưu hoá chi phí, mà còn đem lại cho người nông dân sự khởi đầu thuận lợi cho việc đảm bảo một vụ mùa thành công, bội thu