Giá / Mô hình kinh tế

Mô Hình Nuôi Kết Hợp Cá Bống Tượng Và Cá Sặc Rằn

Mô Hình Nuôi Kết Hợp Cá Bống Tượng Và Cá Sặc Rằn
Tác giả: 
Ngày đăng: 15/05/2012

Khoảng tháng chạp, tháng giêng, nguồn cá giống bống tượng và cá sặc bổi từ khai thác tự nhiên khá nhiều, cũng là lúc những hộ dân có thâm niên nghề sản xuất cá giống bước vào vụ mới. Nhiều người nuôi hiện đã rất thành công trong việc nuôi cá bống tượng kết hợp với nuôi cá sặc bổi.

1. Thiết kế ao

Ao có độ sâu khoảng 2m, chia ao làm hai phần, một phần thả cá bống tượng và một phần thả cá sặc rằn. Giăng lưới cước và chèn các mí lưới vào đáy ao thật kỹ để ngăn không cho cá bống tượng chui qua phần ao ương nuôi cá sặc rằn. Lưới được giăng cao hơn mức nước ao chừng một tấc. Biện pháp cải tạo ao tương tự như nuôi các loài cá khác.
 
Do cá sặc rằn có thể đẻ quanh năm, nên tạo điều kiện cho cá sặc rằn đẻ để làm mồi cho cá bống tượng. Vì vậy, riêng bên phần ao thả cá sặc rằn cần phải thiết kế gờ đất có độ ngập nước chừng vài tấc có cây cỏ thủy sinh mọc, để đến mùa sinh sản, khoảng tháng 2-3, cá sặc rằn có chỗ làm tổ đẻ. Đồng thời là nơi trú ẩn tốt cho những tổ bọt có chứa trứng thụ tinh, và cũng là điều kiện thuận lợi cho cá bố mẹ bảo vệ cá con.

2. Thả cá

Cá giống bống tượng và sặc rằn được mua ở trại sản xuất cá giống. Để thu hoạch cá bống tượng đồng loạt với cá sặc rằn, cần mua cá bống tượng giống có chiều dài cỡ 3 phân. Mật độ thả cá bống tượng là 3-5 con/m2 ao. Thả cá sặc rằn giống có trọng lượng khoảng 200 con/kg và thả khoảng 10 con/m2 ao. Mỗi loại cá được thả ở một ngăn ao riêng.

3. Chăm sóc

- Đối với cá bống tượng: Có thể cho cá ăn trùn quế ở giai đoạn nhỏ. Trùn quế có hàm lượng dinh dưỡng cao, lại là sinh vật sống nên cá bống tượng rất thích. Nếu có điều kiện cho cá bống tượng ăn trùn quế đến khi cá sặc rằn đẻ lứa đầu tiên thì tốt nhất. Khi thiếu hụt nguồn trùn quế, có thể cho cá bống tượng ăn cá tạp xay nhuyễn. Tuy nhiên, vì cá bống tượng bắt mồi rất chậm, nên sự sục sạo thức ăn trong sàn có thể làm tan rã thức ăn sẽ dễ gây bẩn nước.

- Đối với cá sặc rằn: Là loài cá ăn tạp thiên về động vật. Tuy nhiên, do kích cỡ miệng cá rất nhỏ nên thức ăn tấm cám, bột cá nấu nhồi dẻo để vào sàn cho cá ăn là kinh tế nhất. Hàm lượng đạm trong thức ăn nuôi cá sặc rằn khoảng 28-35%.

Vì tận dụng sức đẻ trứng của cá sặc rằn thu lấy cá con làm mồi cho cá bống tượng, nên khi nuôi cá sặc rằn được chừng 4 tháng thì tiến hành tuyển lựa cá tốt cho vào thau chậu, sau khi đã lùa hết phần cá trong ngăn sang phần ao nuôi cá bống tượng thì thả xuống chỗ cũ. Phân biệt cá sặc rằn đực và cái bằng cách quan sát tia vi, cá đực phần tia mềm của vi lưng kéo dài hơn gốc vi đuôi, cá cái thì tia vi ngắn hơn. Cá đực có màu sắc sặc sỡ hơn.

Trong đàn cá sặc rằn thường có mức độ thành thục khác nhau, cá có khả năng sinh sản trong suốt mùa mưa. Do vậy, khi quan sát thấy mật độ cá con đủ làm mồi cho cá bống tượng thì có thể dỡ bỏ lưới ngăn, sẽ có một số ít cá sặc rằn tiếp tục sinh sản tốt.

Cá bống tượng giống 3 tháng tuổi, nuôi một năm với mật độ hợp lý và thức ăn đầy đủ, trọng lượng mỗi con đạt khoảng 0,5 kg. Đối với cá sặc rằn, do kích cỡ cá giống nhỏ, khả năng ăn mồi ít, tốc độ tăng trưởng chậm, từ cỡ cá giống 200 con/kg, sau một năm nuôi đạt trọng lượng khoảng 6 - 8 con/kg.

Có thể bạn quan tâm

Để Quả Điều Luôn “Vàng” Trên Đất Bình Phước: Thời Vàng Son Của Điều Để Quả Điều Luôn “Vàng” Trên Đất Bình Phước: Thời Vàng Son Của Điều

Là thủ phủ của điều và một thời được mệnh danh là cây xóa đói giảm nghèo của đồng bào bản địa, nhưng vài năm trở lại đây người dân Bình Phước không còn mặn mà với cây điều. Họ đua nhau chặt điều trồng cao su vì giá rớt liên tục, thu không đủ chi.

15/05/2012
Giá Cá Tra Giống Tại ĐBSCL Tăng Mạnh Trở Lại Giá Cá Tra Giống Tại ĐBSCL Tăng Mạnh Trở Lại

Sau một thời gian dài cá tra giống sụt giảm, thì hiện đã tăng mạnh trở lại từ 2.000-3.000 đồng/kg so với mức giá hồi đầu tháng 10.

15/05/2012
Mô Hình Nuôi Cá Trắm Đen Hiệu Quả Từ Thức Ăn Công Nghiệp Mô Hình Nuôi Cá Trắm Đen Hiệu Quả Từ Thức Ăn Công Nghiệp

Mô hình nuôi cá trắm đen đã được các hộ trong tỉnh Nam Định đưa vào nuôi thử nghiệm từ năm 2008. Các hộ nuôi thường cho cá trắm đen, chủ yếu đối với loại cá có trọng lượng trên 1 kg ăn ốc bươu vàng và dắt biển. Cá chỉ ăn ruột ốc, ruột dắt biển, còn lại thải ra môi trường nên lượng vỏ ốc, vỏ dắt biển tồn dư trong ao nhiều, dễ gây ô nhiễm môi trường nước, khiến cá chậm lớn và dễ bị nhiễm bệnh. Các hộ nuôi cá trắm đen ở xã Mỹ Thắng (Mỹ Lộc) những năm qua đều lao đao vì gần như năm nào cá trắm đen cũng bị dịch bệnh.

15/05/2012