Mô Hình Nuôi Gà Tàu Vàng
Đây là một trong những xã còn nhiều khó khăn của huyện Tuy Phong, với 195 hộ nghèo/718 khẩu. Phần lớn các hộ dân sống dựa vào trồng trọt, chăn nuôi là chính. Bên cạnh đó, đồng bào dân tộc thiểu số vẫn còn nặng tập quán sản xuất cũ, chưa tiếp cận nhiều khoa học kỹ thuật nên ảnh hưởng không nhỏ đến kinh tế, đời sống của bà con. Đầu tháng 9 vừa qua, 1.200 con gà tàu vàng giống (10 ngày tuổi) đã đượcTrạm Khuyến nông huyện giao cho 17 hộ trực tiếp nuôi. Đây là mô hình được áp dụng dành cho đối tượng hộ nghèo ở 5 thôn: Nha Mé, Tuy Tịnh 1, Tuy Tịnh 2, thôn 1, thôn 2 và bà con được hỗ trợ 100% giống, thức ăn. Trong quá trình nuôi, bà con còn được cán bộ kỹ thuật Trạm Khuyến nông huyện theo dõi, hướng dẫn nhằm mang lại hiệu quả kinh tế cao. Anh Lý Công Trí – Trưởng Trạm Khuyến nông huyện cho biết, giống gà tàu vàng lấy từ Bình Định, có ngoại hình đẹp, tương đối dễ nuôi, thích nghi với điều kiện chăn thả ở địa phương, chất lượng thịt ngon và hợp thị hiếu người tiêu dùng. Với mô hình này, hi vọng các hộ dân có hoàn cảnh khó khăn sẽ tạo nền tảng để cải thiện cuộc sống về sau.
Qua hơn hai tháng thực hiện mô hình, theo đánh giá của cán bộ kỹ thuật Trạm Khuyến nông huyện, các hộ chăn nuôi đã nắm bắt khá tốt qui trình kỹ thuật chăn nuôi gà thả vườn theo hướng an toàn và biết tận dụng tối đa các nguồn thức ăn sẵn có ở địa phương… Vì thế, đàn gà phát triển tốt, trọng lượng gà gần ba tháng tuổi đạt bình quân 1 – 1,2 kg/con và tỷ lệ sống đạt 97%. Sau 4 - 5 tháng, gà có thể xuất chuồng với mức giá 80.000 - 85.000 đồng/kg, sau khi trừ chi phí mỗi hộ nuôi thu lãi vài triệu đồng. Các hộ dân ở đây rất vui mừng khi được chọn triển khai mô hình, vì với họ số tiền đầu tư mua giống, thức ăn là vượt quá khả năng. Hộ anh Nguyễn Văn Trung (thôn 1) vui vẻ cho biết, vợ chồng tôi làm thuê, làm mướn quanh năm nhưng không đủ trang trải chi phí trong gia đình, nuôi các con ăn học. Nay nhờ Nhà nước đầu tư mô hình này, giúp gia đình chúng tôi kiếm thêm thu nhập. Sau khi xuất lứa gà đầu tiên, chúng tôi sẽ mua con giống và tiếp tục duy trì mô hình. Hy vọng, đàn gà sẽ ngày một phát triển hơn và gia đình tôi sẽ nhanh chóng thoát nghèo.
Mô hình nuôi gà tàu vàng không chỉ thành công về mặt kinh tế mà còn mang ý nghĩa hết sức to lớn, định hướng cho các gia đình có hoàn cảnh khó khăn một khởi đầu mới. Từ đó, hy vọng rằng số hộ nghèo toàn xã sẽ giảm dần theo thời gian.
Có thể bạn quan tâm
Do tình trạng các loại cây trồng được mùa mất giá, nên bà con nông dân ở xã Mỹ Lương (Cái Bè, Tiền Giang) đã trồng nhiều loại cây xen kẽ trong vườn nhằm "an toàn hóa thu nhập" khi có biến động về thời tiết, giá cả. Tiêu biểu có mô hình trồng chôm chôm xen xoài Đài Loan của anh Phạm Văn Lương ở ấp Lương Ngãi.
Mấy vụ gần đây, nông dân ở huyện Tam Dương (Vĩnh Phúc) chủ động chuyển đổi mô hình từ trồng lúa sang trồng dưa chuột, mang lại thu nhập hơn hẳn các loại rau màu khác.
Nông dân Võ Văn Quýt, 60 tuổi, nhà ở dưới chân sườn núi Cấm, ấp Ba Xoài, xã An Cư (Tịnh Biên, An Giang) trồng trên 3.500 gốc xoài các loại. Mỗi năm, xoài cho ra trái 1 vụ chính, bắt đầu từ tháng 3 âm lịch và kéo dài 4 tháng. Nhờ tận dụng tối đa các ưu đãi của thiên nhiên và áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, ông Quýt xử lý xoài cho ra hoa, kết trái nghịch vụ vào khoảng tháng 10 âm lịch, bán được giá, thu được lợi nhuận cao.