Giá / Mô hình kinh tế

Mô Hình Nuôi Cá Lóc Trong Vèo Ở Tiền Giang

Mô Hình Nuôi Cá Lóc Trong Vèo Ở Tiền Giang
Tác giả: 
Ngày đăng: 10/07/2012

Vài năm gần đây anh Nguyễn Văn Tuấn ở ấp Mỹ Bình, xã Mỹ Hạnh Đông (huyện Cai Lậy) đã thành công với mô hình nuôi cá lóc trong vèo, góp phần nâng cao mức sống gia đình.

Thông qua các lớp tập huấn khuyến ngư và tham khảo sách báo, anh Tuấn nắm vững kỹ thuật nuôi cá lóc trong vèo. Lúc đầu, anh thiết kế 3 vèo bằng lưới nylon, loại kích cỡ dày có diện tích 9 m2/vèo, làm xong anh mua cá giống ở tỉnh Đồng Tháp về thả. Do nắm vững kỹ thuật chăm sóc nên đàn cá của anh nuôi tăng trưởng nhanh, hơn 4 tháng tuổi trọng lượng bình quân đạt 0,4 kg/con. Bình quân anh nuôi 4-5 tháng/lứa, tùy theo kích cỡ con giống. Kinh nghiệm nuôi cá lóc trong vèo của anh là chọn loại cá giống có trọng lượng khoảng 60 g/con, mật độ thả khoảng 50 con/m2, mỗi lứa thả khoảng 1.500 con chia đều trong 3 vèo. Sau khi nuôi hơn 4 tháng, trừ hao hụt 10% anh thu được trên 0,5 tấn cá thương phẩm, bán giá bình quân 40.000 đồng/kg, nuôi 2 đợt/năm, tổng thu 44 triệu đồng; trừ các khoản chi phí thức ăn, thuốc thú y, công chăm sóc, con giống anh thu lãi khoảng 30 triệu đồng.

Anh Tuấn cho biết: Trong quá trình nuôi, thực hiện kỹ thuật nghiêm ngặt, trước khi thả con giống, phải để cá trong túi nylon từ 10-15 phút, cho nước vào túi, từ từ thả cá ra ao. Đặc biệt, trước khi thả cá phải "tắm" cá bằng nước muối có nồng độ 5% và thả cá vào sáng sớm hay chiều mát. Thức ăn cho cá dùng các loại tép, cá con và thức ăn chế biến gồm cá tạp hoặc phế phẩm ở cơ sở chế biến thủy sản như đầu, đuôi, xương cá... xay nhuyễn, sau đó trộn với bột tương, cám, men tiêu hóa, vitamin và muối khoáng thích hợp. Cá còn nhỏ cho 3 lần/ngày, khi cá được 2 tháng tuổi cho ăn 2 lần/ngày, cá lớn cho ăn 1 lần/ngày cho tới khi xuất bán.

Mô hình nuôi cá lóc trong vèo có ưu điểm là không cần diện tích lớn, tận dụng một số diện tích mặt nước trong ao, hồ hoặc mép kênh để làm vèo nuôi. Mặc dù cá nuôi trong vèo nhưng thức ăn cho cá từ nguồn cá biển và cá tạp tự nhiên nên thịt cá chắc và ngon. Đây là mô hình mới ở xã Mỹ Hạnh Đông được nhiều nông dân trong xã tham quan học tập kinh nghiệm, mở rộng diện tích nuôi cá lóc trong vèo nhất là vào mùa nước nổi vì thời điểm này, thức ăn có sẵn trong tự nhiên như cua, ốc, cá tạp nhiều, nông dân sử dụng để làm thức ăn nuôi cá lóc, hạn chế chi phí, nâng cao lợi nhuận.


Có thể bạn quan tâm

Hiệu Quả Từ Ngành Sản Xuất Thủy Sản Ở Tam Nông Hiệu Quả Từ Ngành Sản Xuất Thủy Sản Ở Tam Nông

Vừa dẫn tôi đi thăm cánh đồng nuôi cá mới thả, anh Thành quê ở Văn Lương vừa khoe với tôi: Em vừa buông xuống cánh đồng này trên ba vạn cá chép, trắm, trôi…

10/07/2012
Đất Hoang “Đẻ” Bạc Triệu Đất Hoang “Đẻ” Bạc Triệu

Hơn 10 năm nuôi lợn, ngoài nguồn thu mỗi năm trên 400 triệu đồng, tài sản lớn nhất mà anh Nguyễn Văn Quỳnh, thôn Đồng Xá, xã Đình Dù, Văn Lâm, Hưng Yên tích lũy được đó là kinh nghiệm chăm sóc, cách phòng tránh dịch bệnh cho lợn.

10/07/2012
Nuôi Ong Mật Ở Cây Thị Ở Thái Nguyên Nuôi Ong Mật Ở Cây Thị Ở Thái Nguyên

Tuy nghề nuôi ong mật ở Cây Thị, Đồng Hỷ mới phát triển mạnh trong 3 năm trở lại đây nhưng đã giúp cho nhiều hộ dân ổn định kinh tế, vươn lên làm giàu và góp phần đẩy lui cái đói, cái nghèo ở xã vùng sâu, vùng xa này.

10/07/2012