Mô Hình Nuôi Cá Chép Nhật Thương Phẩm, Hiệu Quả Kinh Tế Ở Thành Phố Hồ Chí Minh

Cá chép Nhật có tên theo tiếng Nhật là Nishiki Koi (có nghĩa là cá chép có màu gấm). Nét độc đáo mà cá chép Nhật thu hút các nghệ nhân và những người thưởng ngoạn cá cảnh là sự đa dạng về màu sắc, hình dạng và kiểu vẩy, vây của cá, nhất là vây đuôi. Cá sống vùng nước ngọt, có thể sống trong môi trường nước có độ mặn 6 phần ngàn, hàm lượng oxy trong bể nuôi tối thiểu: 2,5 mg/l, độ pH từ 6,5 - 8, nhiệt độ nước thích hợp: 25 – 30 C. Cá chép Nhật rất thích hợp và sinh trưởng tốt với điều kiện nuôi tại Việt Nam.
Mô hình được Trạm Khuyến nông Bình Chánh – Bình Tân thuộc Trung tâm Khuyến nông thành phố thực hiện tại xã Tân Nhựt, huyện Bình Chánh, với quy mô: 10.000 m2/5 hộ, nuôi trong ao, vèo. Trong đó, Khuyến nông hỗ trợ 100% chi phí con giống (600.000 con) và 25% thức ăn công nghiệp (tương đương 7,5 triệu đồng). Sau 8 tháng nuôi (từ 08/2012 - 04/2013). Kết quả đạt được: Tỉ lệ sống đạt trên 51%. Năng suất: 15 tấn/ha, sản lượng cá ước đạt 307.200 con, cá có ngoại hình, màu sắc đẹp, với giá bán 2.500đ/con, các nông hộ lãi trên 300 triệu đồng sau khi đã trừ chi phí (thức ăn, cải tạo ao, thuốc phòng bệnh…)
Ông Trần Hoài Bảo đại diện các hộ nuôi cho biết, mô hình có hiệu quả kinh tế và có khả năng nhân rộng, phù hợp với khí hậu thổ nhưỡng và định hướng phát triển nông nghiệp của địa phương. Kiến nghị các Ban ngành đại phương quan tâm tạo điều kiện thuận lợi cho bà con nông tiếp tục đầu tư xây dựng ao, hồ, con giống giúp nông dân mở rộng qui mô sản xuất.
Có thể bạn quan tâm

Nếu bán rừng của mình, vợ chồng anh không chỉ mua được nhà ở nơi đông đúc nhất nhì thành phố Hòa Bình, mà vẫn thừa tiền mở cửa hàng hoặc gửi ngân hàng lấy lãi, sống phong lưu suốt đời. Nhưng anh nhất định không. Vì “không có gì có thể bắt chúng tôi xa rừng được. Cánh rừng này đã trở thành một phần máu thịt của vợ chồng tôi”.

Oái oăm đến khó hiểu của ngành nông nghiệp VN là đến giờ này, cả ngành trái cây rộng lớn liên quan đến hàng chục triệu nông dân vẫn chưa có một quy hoạch tổng thể phát triển.

Chỉ tìm nuôi những con đặc sản có “đầu ra” lớn, mỗi năm, anh Bùi Văn Hợp (ở xã Hồng Lộc, huyện Lộc Hà, Hà Tĩnh) đã bỏ túi hàng trăm triệu đồng.