Mô Hình Nhân Giống Lúa OM4218
Những năm gần đây, chủ trương của hai xã Thái Mỹ và Phước Thạnh – Củ Chi là giảm diện tích lúa năng suất thấp chuyển sang trồng các loại cây trồng có hiệu quả kinh tế cao hơn, hoặc luân canh với cây trồng cạn. Những năm trước đây, trạm Khuyến nông Củ Chi đã triển khai nhiều mô hình 3 giảm, 3 tăng trong sản xuất lúa, nhân giống và chuyển giao giống mới như OM 4900, OM 576, OM 6162. Kết quả được chính quyền địa phương và bà con nông dân đánh giá cao, 85% sản lượng lúa từ mô hình được bán và trao đổi làm giống tại địa phương.
Phát huy thế mạnh này, Trạm KN Củ Chi tiếp tục chuyển giao giống lúa mới OM 4218 và kỹ thuật nhân giống cho bà con tại 02 xã Thái Mỹ và Phước Thạnh, xác định phát triển cây lúa tại các địa phương trên theo hướng sản xuất giống nhằm nâng cao hiệu quả thu nhập trên một đơn vị diện tích, góp phần thay đổi cơ cấu giống cũng như tập quán sử dụng giống bất hợp lý trên địa bàn.
Qua thời gian theo dõi (từ tháng 03/2011 – 08/2011), với 38 hộ tham gia qui mô 15 ha, sử dụng giống OM 4218. Ưu điểm của giống này là kháng sâu rầy tốt, ít đổ ngã, phơi màu và chắc nhanh không đòi hỏi phân nhiều, thích hợp cho vụ Hè Thu tránh được thời tiết bất lợi, cho năng suất trung bình 4,89 tấn/ha, cao hơn 0,39 tấn/ha so với đề cương (4,5 tấn/ha), cao hơn 1,13 tấn/ha so với năng suất bình quân của nông dân.
Hộ đạt kết quả cao nhất 5,61 tấn/ha; hộ có kết quả thấp nhất 4,45 tấn/ha, tuy nhiên hộ này năng suất vẫn cao hơn so với nông dân sản xuất đại trà quanh vùng là 0,69 tấn/ha. Doanh thu trên 1 ha cao hơn dự kiến (27.000.000đ) là 4.785.000 đồng, do giá bán cao (dự kiến bán 6.000 đồng) thực tế bán 6.500 đồng và năng suất tăng 390 kg so với dự kiến, lãi 12.580.000 đồng sau khi trừ chi phí.
Đây là mô hình cho kết quả khả quan, rất phù hợp với tình hình sản xuất của địa phương, tạo công ăn việc làm, nâng cao đời sống kinh tế cho người trồng lúa
Có thể bạn quan tâm
Vụ 1 năm nay, toàn huyện Núi Thành thả nuôi tôm trên diện tích 600ha (bằng 60% kế hoạch). Mặc dù các hộ thả nuôi tôm đúng lịch thời vụ nhưng do nguồn nước, con giống chưa đảm bảo nên đã có 29ha bị dịch bệnh.
So với các tỉnh ĐBSCL, Bến Tre có tổng đàn heo trên 500 ngàn con, với phẩm cấp giống khá tốt. Tuy nhiên, đa số sản xuất dưới hình thức nông hộ, quy mô còn nhỏ lẻ và mức độ đầu tư về cơ sở vật chất chưa cao, chưa có qui hoạch khu chăn nuôi riêng. Vì vậy, việc bảo đảm vệ sinh môi trường trong chăn nuôi nhằm hạn chế dịch bệnh cho vật nuôi, bảo đảm vệ sinh môi trường và sức khỏe cộng đồng luôn là vấn đề bức thiết. Trong đó, giải pháp an toàn sinh học luôn được chú trọng.
Theo Chi cục Bảo vệ thực vật tỉnh, thời gian qua thời tiết tại Đồng Nai thường xuyên có mưa lớn, độ ẩm cao nên sâu bệnh nấm hồng trên cây điều phát triển khá nhanh. Hiện toàn tỉnh có trên 1 ngàn hécta điều bị bệnh nấm hồng, tăng gần 500 hécta so với dịp cuối tháng 4-2012. Cây điều đang vào giai đoạn thu hoạch và chăm sóc sau thu hoạch.