Mô Hình Liên Kết Sản Xuất Và Tiêu Thụ Tôm Càng Xanh Hiệu Quả
Ấp Phú Đông Thượng, xã Bình Khánh Đông (Mỏ Cày Nam, Bến Tre) nằm cặp theo sông Vàm Cái Quao và sông Hàm Luông. Toàn ấp có khoảng 110ha đất tự nhiên, trong đó có 96ha đất sản xuất nông nghiệp. Ấp có 332 hộ, với 1.156 nhân khẩu, đa số sống bằng nghề nông, chủ yếu trồng cây dừa kết hợp chăn nuôi. Toàn ấp hiện có 25% hộ khá giàu, 60% hộ trung bình và hộ nghèo chiếm 12%. Đặc biệt, ấp có Tổ liên kết sản xuất và tiêu thụ tôm càng xanh trên diện tích 196ha mặt nước rất hiệu quả.
Để khai thác thế mạnh trồng xen, nuôi xen trong vườn dừa, năm 2007, UBND xã triển khai thực hiện Đề án trồng xen cây ca cao và nuôi tôm càng xanh trong vườn dừa để tăng thu nhập, tạo việc làm nhàn rỗi cho người nông dân. Hội Nông dân, Hội Cựu chiến binh xã đứng ra tổ chức vận động và thành lập mô hình nuôi tôm càng xanh liền canh, liền cư. Ban đầu, tổ có 6 thành viên, sau 2 năm thực hiện mô hình đạt hiệu quả cao nên ấp đề xuất xã thành lập Tổ liên kết sản xuất và tiêu thụ tôm càng xanh canh tác trên 196ha diện tích mặt nước.
Từ năm 2009 đến nay, được sự quan tâm đặc biệt của UBND xã, các cấp hội, Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã tổ chức tập huấn chuyển giao khoa học kỹ thuật như cải tạo ao nuôi, kỹ thuật chăm sóc, cách chọn giống tốt và chăm sóc bảo quản. Chi cục Phát triển nông thôn huyện đã hỗ trợ cho Tổ kinh phí sinh hoạt hàng tháng 200 ngàn đồng, thời gian hỗ trợ là 2 năm.
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hỗ trợ 40% tiền mua tôm giống, 20% chi phí thức ăn với số lượng mua tôm giống là 56.000 con/vụ. Nhờ vậy, Tổ liên kết hoạt động ổn định, đúng hướng. Tuy nhiên, qui mô hoạt động của Tổ còn nhỏ nên chưa đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế tập thể. Sản lượng tôm nuôi còn thấp, bình quân mỗi năm bán ra thị trường từ 50 - 100kg tôm thịt. Với giá bình quân từ 120.000 - 150.000 đồng/kg, sau 8 - 10 tháng nuôi, trừ hết các khoản chi phí, Tổ còn lời 30 - 40%.
Ngoài việc hỗ trợ của các tổ chức, ngành chủ quản, Tổ đã vận động các tổ viên đóng góp quỹ tương trợ giúp các thành viên về thức ăn, con giống. Tổ có 2 máy bơm nước sên bùn cải tạo ao nuôi sau mỗi vụ thu hoạch. Ngoài ra, Tổ còn phát động nông dân tham gia chương trình trồng xen ca cao trong vườn dừa để tăng thu nhập. Sau khi vào tổ liên kết, nông dân được tập huấn kiến thức về khoa học kỹ thuật trong nuôi trồng thủy sản nước ngọt, thể hiện ngày càng rõ nét hơn mối liên kết giữa Nhà nước, nhà nông, nhà khoa học, nhà doanh nghiệp.
Qua 4 năm, 6 thành viên đã thoát nghèo và nhiều hộ trong tổ có việc làm với thu nhập ổn định.v
Có thể bạn quan tâm
Nhờ thời tiết thuận lợi cho việc thả tôm nuôi, từ đầu năm đến nay, nông dân huyện Thuận Nam thả nuôi được 127 ha tôm, chủ yếu là tôm thẻ chân trắng, tăng 50 ha so với cùng kỳ tập trung ở xã Phước Dinh. Nông dân địa phương đã thu hoạch 90 ha đạt sản lượng 1.344 tấn tôm thịt và xuất bán 246 triệu con tôm Post 15.
Thời gian qua, tại một số địa phương, người dân đã tự phát nuôi Guinea pig hay còn gọi là chồn nhung đen để lấy thịt. Tuy nhiên, hiện nay chồn nhung đen chưa có tên trong danh sách các vật nuôi nông nghiệp, không rõ nguồn gốc và chưa có kết quả khảo nghiệm của các cơ quan chuyên môn. Do vậy chưa có căn cứ đánh giá mặt tích cực, cũng như tác hại của chồn nhung đen, đồng thời cũng chưa có căn cứ kết luận về giá trị dinh dưỡng và chất lượng thịt của vật nuôi này.
Ông Bùi Văn Viên, ở thôn Khánh Nhơn, xã Nhơn Hải, huyện Ninh Hải không chỉ được người dân trong vùng biết đến với tính cần cù, làm kinh tế giỏi, mà còn nhiệt tình tham gia công tác đoàn thể ở địa phương và tấm lòng nhân ái, sẵn sàng giúp đỡ mọi người.