Giá / Tin thủy sản

Mô hình chuỗi cung cấp thủy sản an toàn tín hiệu vui cho người tiêu dùng

Mô hình chuỗi cung cấp thủy sản an toàn tín hiệu vui cho người tiêu dùng
Tác giả: Hồng Trinh
Ngày đăng: 22/04/2016

Thị trường tiềm năng

Bình Thuận là một trong những ngư trường lớn với sản lượng khai thác hàng năm khoảng 180.000 tấn thủy sản các loại. Hiện nay trên địa bàn tỉnh có khoảng 255 cơ sở chế biến thủy sản với năng lực sản xuất có thể đạt 75.600 tấn thủy sản đông lạnh, 10.000 tấn thủy sản khô (chưa tính cá cơm) và 600 tấn đồ hộp thủy sản. Sản phẩm thủy sản được xem là đặc sản của tỉnh, được người tiêu dùng cả nước ưa thích với hương vị đặc trưng và là một trong những sản phẩm xuất khẩu chủ lực của tỉnh. Kim ngạch xuất khẩu thủy sản hàng năm vào khoảng 123 triệu USD (năm 2015 đạt 122,27 triệu USD).

Bà Ngô Minh Uyên Thảo - Phó chi cục trưởng Chi cục Quản lý chất lượng nông lâm và thủy sản cho biết: Những năm qua, nhiều cơ sở chế biến thủy sản trong tỉnh đã quan tâm đầu tư máy móc, trang thiết bị, sửa chữa nhà xưởng và kiểm soát chất lượng, đa dạng hóa sản phẩm đáp ứng thị hiếu cũng như đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm cho người tiêu dùng. Tuy nhiên, bên cạnh những thuận lợi thì sản xuất kinh doanh thủy sản khô, thủy sản đông lạnh của tỉnh vẫn còn nhiều khó khăn như đa số vẫn hoạt động sản xuất với quy mô nhỏ, thủ công, thiết bị lạc hậu, sản phẩm chủ yếu phục vụ tiêu thụ nội địa. Nguồn nhân lực quản lý tại các cơ sở còn yếu nên công tác quản lý chất lượng, an toàn thực phẩm (ATTP), truy xuất nguồn gốc sản phẩm chưa được quan tâm đúng mức. Ngoài ra, việc kiểm soát chất lượng, ATTP thường được thực hiện cục bộ tại mỗi cơ sở và chủ yếu tập trung ở các công đoạn cuối trong chu trình sản xuất, tiêu thụ sản phẩm dẫn đến nguy cơ tạo ra sản phẩm không an toàn, làm mất uy tín và khả năng cạnh tranh của sản phẩm thủy sản Bình Thuận đối với thị trường trong nước và xuất khẩu.

Xác nhận chuỗi thủy sản an toàn

Theo tìm hiểu của chúng tôi, việc liên kết giữa những người sản xuất với nhau cũng như giữa người sản xuất và kinh doanh, tiêu thụ tuy có nhưng chưa nhiều, dù có hợp đồng (hợp đồng mua bán và biên bản ghi nhớ) nhưng chưa mang tính ổn định. Thêm nữa, các mặt hàng thủy sản phần lớn tiêu thụ nội địa, đặc biệt thủy sản khô hiện nay chủ yếu được bán xô (không bao gói) hoặc đóng gói đơn giản (túi ni lông hoặc cho vào thùng giấy). Sản phẩm đã có thương hiệu, nhãn mác chỉ tập trung ở diện hẹp, quy mô nhỏ nên rất khó khăn trong việc truy xuất nguồn gốc.

Trước tình hình đó, tháng 4/2015 chi cục đã tiến hành khảo sát, đánh giá tình hình sản xuất thủy sản khô và thủy sản đông lạnh trên địa bàn tỉnh, qua đó lựa chọn, xây dựng mô hình chuỗi tại Công ty TNHH Hải Nam với 2 mô hình sản xuất, kinh doanh thủy sản đông lạnh an toàn và sản xuất kinh doanh thủy sản khô an toàn. DNTN Đầm Sen với mô hình sản xuất kinh doanh thủy sản khô an toàn. Ông Nguyễn Văn Thuận - đại diện Công ty Hải Nam cho biết, quy trình sản xuất theo chuỗi thủy sản an toàn được thực hiện nghiêm ngặt và lô gic. Theo đó, nguyên liệu thủy sản sau khi được đánh bắt chuyển vào đất liền bán cho các cơ sở thu mua hoặc các cơ sở sơ chế. Các cơ sở này sẽ thực hiện công đoạn rửa, phân loại hoặc sơ chế theo yêu cầu của cơ sở chế biến đối với từng loại sản phẩm. Sau đó bán lại nguyên liệu cho các cơ sở chế biến (cơ sở chế biến này cung cấp thủy sản khô bán thành phẩm cho các cơ sở chế biến - đóng gói) hoặc các cơ sở chế biến - đóng gói. Cơ sở chế biến - đóng gói sẽ tiếp tục thực hiện các công đoạn chế biến nhằm hoàn chỉnh sản phẩm như tẩm gia vị, nướng, cán, xếp khay, cấp đông… và cuối cùng là đóng gói, dán nhãn. Còn cơ sở kinh doanh sẽ đảm bảo việc bảo quản sản phẩm đúng yêu cầu của cơ sở chế biến - đóng gói (ghi trên nhãn) và bán trực tiếp cho người tiêu dùng.

“Hiện nay 2 cơ sở chế biến, đóng gói thủy sản tham gia chuỗi đã được chi cục chứng nhận đủ điều kiện ATTP. Tất cả các cơ sở cung cấp nguyên liệu (tàu cá, cơ sở thu mua, sơ chế), cơ sở kinh doanh tham gia chuỗi sản xuất cũng được chứng nhận đủ điều kiện ATTP. Đồng thời sản phẩm thủy sản sản xuất theo chuỗi sẽ được dán nhãn, logo an toàn, nhằm giúp người tiêu dùng dễ dàng nhận biết đó là sản phẩm an toàn” - bà Ngô Minh Uyên Thảo cho biết thêm.


Có thể bạn quan tâm

Thức ăn tăng giá người nuôi tôm gặp khó Thức ăn tăng giá người nuôi tôm gặp khó

Nếu như trong năm 2015, giá thức ăn thủy sản “án binh bất động”, người nuôi trồng thủy sản chưa kịp vui thì đầu năm 2016 đã rục rịch thông báo tăng giá. Trong điều kiện khó khăn trăm bề như hiện nay, thì thông tin ấy khiến người nuôi tôm thật sự lo lắng.

22/04/2016
Cá chết trắng ao, nhiều hộ dân khốn đốn Cá chết trắng ao, nhiều hộ dân khốn đốn

Ước tính gần 20 tấn cá của hơn 10 hộ dân trong tổ hợp tác nuôi cá xóm 6, thôn Ánh Mai 3, xã Lộc Châu, TP. Bảo Lộc, tỉnh Lâm Đồng bị chết. Đáng nói, tình trạng cá chết trắng ao vẫn chưa dừng lại khiến nhiều hộ dân lâm vào cảnh lao đao và có nguy cơ “trắng tay”.

22/04/2016
Xây dựng chuỗi giá trị tôm sinh thái chiến lược của ngành tôm Việt Nam Xây dựng chuỗi giá trị tôm sinh thái chiến lược của ngành tôm Việt Nam

Sáng ngày 20/4, Sở NN&PTNT tổ chức hội thảo Xây dựng và Phát triển chuỗi giá trị ngành hàng tôm sinh thái tỉnh Cà Mau đến năm 2020, tầm nhìn năm 2030.

22/04/2016