Giá / Mô hình kinh tế

Miền Trung - Tây Nguyên: Thách Thức Trong Vụ Hè Thu

Miền Trung - Tây Nguyên: Thách Thức Trong Vụ Hè Thu
Tác giả: 
Ngày đăng: 15/07/2012

Báo cáo của Cục Trồng trọt cho biết: Trước khi bước vào vụ sản xuất ĐX của các tỉnh miền Trung - Tây Nguyên gặp rất nhiều khó khăn do 5 đợt lũ lớn liên tục nối tiếp nhau gây nhiều thiệt hại về người và tài sản, giống bị trôi, đồng ruộng bị sa bồi thuỷ phá, nhiều công trình thuỷ lợi bị hư hỏng nặng. 

Trong khi đó giá cả thị trường biến động và ngày càng tăng cao là áp lực lớn cho người nông dân. Trong vụ sản xuất những đợt mưa trái mùa trong tháng 1 đã gây ngập úng kéo dài trên 12.500ha lúa và 1.400 hoa màu bị hư hại. Mặc dù là vụ gặp nhiều khó khăn nhưng kết thúc vụ gieo trồng toàn vùng đã gieo sạ được 237.543ha ( miền Trung 169.525ha, Tây Nguyên 68.018ha) so với kế hoạch tăng 1.800ha và so với vụ ĐX 2006 – 2007 tăng 2.243ha…

Hiện nay các tỉnh miền Trung – Tây Nguyên đang thu hoạch lúa ĐX, trong đó các trà lúa sớm đã thu hoạch xong. Tuy nhiên năng suất không cao do trước đó lúa bị ảnh hưởng đợt gió mùa Đông Bắc ( tháng 1 và 2) gây rét đậm rét hại kéo dài. Nhiều diện tích lúa sớm tại các tỉnh Phú Yên, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Đăk Lăk đã bị giảm năng suất nghiêm trọng đặc biệt có nhiều diện tích bị mất trắng.

Qua báo cáo tiến độ thu hoạch của các tỉnh trong vùng và đánh giá trên đồng ruộng thì dự kiến vụ ĐX 2007 – 2008 sản lượng toàn vùng ước đạt 1,2 triệu tấn, giảm so với vụ ĐX 2006 – 2007 khoảng trên 100 ngàn tấn. Các tỉnh bị giảm năng suất nghiêm trọng như Phú Yên năng suất lúa bình quân ước chỉ đạt 4,5 tấn/ha, giảm 2tấn/ha; còn tại Quảng Ngãi theo ông Đào Minh Hường, PGĐ Sở NN - PTNT thì năng suất của tỉnh này chỉ đạt khoảng 4,2 tấn/ha, giảm 1,1 tấn/ha. Tỉnh Đăk Lăk mặc dù diện tích lúa ĐX năm nay tăng so với năm trước 6.000ha nhưng sản lượng lại giảm trên 2,2 ngàn tấn.

Vụ HT đầy thử thách

Theo kế hoạch của các tỉnh thì diện tích toàn khu vực trong vụ hè thu và vụ mùa của miền Trung – Tây Nguyên là 336.100ha, tăng 14.300ha so với năm trước. Trong đó các tỉnh miền Trung diện tích đạt 200.300ha (lúa hè thu với diện tích 150.100ha), các tỉnh Tây Nguyên là 121.500ha ( lúa vụ mùa 115.600ha), ngoài cây lúa thì diện tích ngô cũng đạt 249.600ha, rau đậu 135.800ha, lạc 33.300ha,đậu tương 32.900ha…

Trước sự sụt giảm về sản lượng lương thực của khu vực miền Trung – Tây Nguyên ở vụ ĐX, trong vụ hè thu và vụ mùa của khu vực này, các tỉnh đã có kế hoạch tăng diện tích để bù vào sản lượng thiếu hụt. Tuy nhiên, chắc chắn đây sẽ là nhữung mùa vụ khó khăn bởi cơ quan dự báo Khí tượng thuỷ văn Trung ương đã dự báo trong năm 2008, bão và áp thấp nhiệt đới ảnh hưởng tới Việt Nam cao hơn trung bình nhiều năm, sẽ gây ngập lụt, ngập úng nghiêm trọng; riêng khu vực miền Trung đầu hè có thể xảy ra một số đợt nắng nóng gay gắt và đối mặt nhiều đợt hạn hán, sau đó lũ sẽ xảy ra và đỉnh lũ tập trung vào thánh 10 và tháng 11, các tỉnh Tây Nguyên lũ xảy ra vào tháng 8 và 9.

Để vụ hè thu và vụ mùa sản xuất đạt hiệu quả cao trong điều kiện thời tiết bất lợi, Cục Trồng trọt đã đưa ra giải pháp đó là phải đảm bảo lịch thời vụ. Theo đó, các tỉnh phải tập trung gieo sạ đảm bảo thu hoạch trước lũ, lưu ý thời kỳ lúa trổ bông, phơi màu vào thời điểm không bị ảnh hưởng gió Tây Nam khô nóng; căn cứ vào nhóm giống, chân đất để bố trí lịch gieo sạ phù hợp. Về cơ cấu giống những diện tích gieo 2 vụ/năm chủ động nước tưới thì sử dụng giống có tiềm năng năng suất cao. Những diện tích hạn chế nguồn nước tưới thì sử dụng giống chịu hạn, thời gian sinh trưởng ngắn, ruộng trũng dễ ngập nước do mưa lũ sử dụng giống ngắn ngày, chống đổ ngã tốt

Kết luận hội nghị, Thứ trưởng Bùi Bá Bổng ghi nhận những cố gắng của các địa phương trong vụ sản xuất ĐX. Thứ trưởng lưu ý nếu các địa phương chỉ đạo quyết liệt hơn, đặc biệt là chỉ đạo về thời vụ thì thiệt hại sẽ giảm, do vậy đây cũng là bài học rút ra để các địa phương chỉ đạo sản xuất về thời vụ không để tự phát… Đối với việc triển khai vụ lúa hè thu và mùa 2008, Thứ trưởng yêu cầu các địa phương phải chỉ đạo quyết liệt ngay từ đầu vụ để giành thắng lợi; các địa phương cũng phải dự kiến những khó khăn về hạn, nóng, bão, lũ để sẵn sàng đối phó khắc phục.

Các Sở NN - PTNT phải xây dựng kế hoạch sản xuất ban hành và phổ biến đến huyện, xã, đồng thời xây dựng kế hoạch sản xuất giống cho vụ ĐX tới. Đối với giải pháp kỹ thuật phải đảm bảo nguồn nước tưới, nạo vét kênh mương, tu bổ hồ chứa, chủ động nguồn giống lúa theo cơ cấu giống của tỉnh, cảnh báo rầy nâu truyền bệnh VL – LXL, sản xuất tiết kiệm đầu vào…Thứ trưởng cũng giai các cục, vụ của Bộ phải theo dõi, nắm sát tình hình SX, kịp thời giải quyết những khó

khăn, đề nghị của các địa phương.

Box: Cục Trồng trọt đã đưa ra khung thời vụ: Đối với cá tỉnh Nam Trung bộ. Vụ HT chính vụ thời gian xuống giống từ 15/5 đến 15/6, vụ mùa nhờ nước trời từ 10/6 đến 30/6. Đối với các tỉnh Tây Nguyên vụ mùa chính vụ xuống giống từ 20/5 đến 30/6, vụ mùa sản xuất trên đất sản xuất HT xuống giống từ 1/7 đến 30/7.


Có thể bạn quan tâm

Mô Hình Chăn Nuôi Vịt An Toàn Sinh Học Mô Hình Chăn Nuôi Vịt An Toàn Sinh Học

Để giảm chi phí thức ăn, vịt thường được chăn nuôi chạy đồng, gắn với vụ gặt hàng năm. Nhiều gia đình nuôi tới hàng ngàn con, đem lại nguồn thu nhập đáng kể. Tuy nhiên, trước nguy cơ dịch cúm gia cầm có thể bùng phát bất cứ lúc nào thì vịt chạy đồng là đối tượng dễ bị dịch cúm tấn công và là nguồn lây lan mầm bệnh. Do đó, đối với vấn đề chăn nuôi an toàn sinh học thì hình thức nuôi vịt chạy đồng không được khuyến khích. Thay vào đó hình thức chăn nuôi có sự quản lý chặt chẽ trên một khu vực nhất định là biện pháp giúp bà con nông dân kiểm soát chặt chẽ sự xâm nhập của mầm bệnh vào đàn vật nuôi, tạo ra sản phẩm thịt sạch cho thị trường.

15/07/2012
Nuôi Tôm Bằng Chế Phẩm Sinh Học Cho Hiệu Quả Cao Nuôi Tôm Bằng Chế Phẩm Sinh Học Cho Hiệu Quả Cao

Đầu năm 2012, đề tài khoa học “Giải pháp phát triển bền vững nghề nuôi tôm bằng chế phẩm sinh học” do Trung tâm Khuyến nông - Khuyến ngư Phú Yên chủ trì được áp dụng vào thực tế, góp phần giảm thiểu ô nhiễm môi trường và mang lại hiệu quả kinh tế cao cho những hộ nuôi tôm.

15/07/2012
Đời Sống Khá Lên Nhờ Nuôi Cá Chình Đời Sống Khá Lên Nhờ Nuôi Cá Chình

Lâu nay, người dân thôn Văn Trị (Hải Tân, Hải Lăng, Quảng Trị) sống nhờ việc đánh bắt tôm cá trên sông Ô Giang. Từ đời này sang đời khác, cá tôm ngày càng khan hiếm do vậy cuộc sống của bà con chưa được cải thiện nhiều.

15/07/2012