Giá / Tin thủy sản

Mannoprotein cho tôm thẻ chân trắng nuôi trong hệ thống biofloc

Mannoprotein cho tôm thẻ chân trắng nuôi trong hệ thống biofloc
Tác giả: Trị Thủy (Lược dịch)
Ngày đăng: 24/07/2021

Một nghiên cứu mới đây cho thấy vai trò của mannoprotein trong kích thích miễn dịch tự nhiên trên tôm khi nuôi trong hệ thống biofloc.

Mannoprotein - một prebiotics tiềm năng cho tôm thẻ chân trắng nuôi trong hệ thống biofloc. Ảnh minh họa

Để giảm bớt sự bùng phát dịch bệnh trong nuôi trồng thủy sản, thực tiễn nuôi trồng tại Việt Nam và trên thế giới đang hướng đến an toàn sinh học, các hệ thống nuôi như biofloc và sử dụng các chất phụ gia thức ăn để cải thiện đáp ứng miễn dịch và tăng trưởng của tôm đã được áp dụng. Nhiều nghiên cứu về các chất phụ gia thức ăn đã được đánh giá như các probiotic trong hệ thống nuôi biofloc; cho đến nay, chưa có nghiên cứu nào báo cáo về việc sử dụng prebiotic trong thức ăn nuôi tôm nuôi trong hệ thống biofloc.

Hơn nữa, các prebiotic có nguồn gốc mannoprotein đối với nuôi tôm cũng chưa được nghiên cứu kỹ càng. Vì vậy, nghiên cứu này nhằm đánh giá hiệu quả của việc bổ sung chế độ ăn với mannoprotein đối với việc thực hiện, đáp ứng miễn dịch và nhung mao ruột của tôm thẻ chân trắng L. vannamei được nuôi trong hệ thống biofloc.

Mannoprotein là gì?

Thành tế bào nấm có đến 80% là polysaccharide mang tính kháng nguyên, trong đó các hợp chất mannan, glucan và chitine là rất quan trọng, phần còn lại là protein có thể đến 10 – 20%, trong đó gần một nữa là mannoprotein, chúng tạo thành 3 lớp của thành tế bào nấm men. 

Vị trí Manoprotein trên vách tế bào nấm men

Các nghiên cứu trước đó cho thấy manoprotein làm gia tăng đáng kể sức đề kháng bẩm sinh của cá rô phi đối với các mầm bệnh, đồng thới cải thiện khả năng tăng trưởng của chúng.

Nghiên cứu bổ sung Mannoprotein trên tôm thẻ

Ba chế độ ăn có nồng độ Mannoprotein khác nhau đã được chuẩn bị (0,02%, 0,08%, 0,12%) và một nhóm đối chứng không có bổ sung. Mật độ 400 tôm/m3, trọng lượng tôm ban đầu là 3,64 ± 0,07g, thí nghiệm được lặp lại ba lần. Tôm được cho ăn bốn lần mỗi ngày, các chỉ số mô học và tăng trưởng được đánh giá sau 65 ngày.

Kết quả: Chu vi và bề ngang của nhung mao ruột tôm phát triển hơn ở nhóm tôm được ăn bổ sung 0,08% và 0,12% mannoprotein (p <0,05). Tôm nuôi bằng mannoprotein cho thấy sự gia tăng gần 10% tỷ lệ sống so với nhóm tôm đối chứng (p <0,05).

Không có sự khác biệt về mặt thống kê trong các thông số tăng trưởng (trọng lượng cuối cùng, tăng trọng hàng tuần, sinh khối cuối cùng, hiệu quả sử dụng thức ăn) hoặc tỷ lệ sống sau khi thử thách với Vibrio parahaemolyticus. Tuy nhiên, sau khi nhiễm Vibrio parahaemolyticus, việc sản xuất anion superoxide sau khi cho ăn 0,2% mannoprotein cho thấy cho thấy hoạt động miễn dịch đã được cải thiện rõ rệt.

Bột mannoprotein sản xuất từ nấm men.

Việc bổ sung chế độ ăn với nồng độ khác nhau của mannoprotein đã làm tăng tỷ lệ sống sót và diện tích bề mặt trung bình trong đường ruột của tôm, cũng như hoạt động miễn dịch ở tôm ăn 0,12% mannoprotein sau khi nhiễm V. parahaemolyticus. Qua đó cho thấy mannoprotein là một chất phụ gia đầy tiềm năng ứng dụng trong hệ thống nuôi biofloc trên thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng.

Báo cáo của M. Santos và cộng sự trên Sciencedirect.


Có thể bạn quan tâm

Cách quản lý nước thải từ trại nuôi tôm Cách quản lý nước thải từ trại nuôi tôm

Nước thải từ các ao nuôi tôm có thể có tác động đáng kể đến môi trường tự nhiên và các trang trại nuôi tôm lân cận, nhưng có một số cách để giảm tác động này

24/07/2021
Đột phá về nước thải có thể thúc đẩy sự bùng nổ nuôi trồng thủy sản ở Bắc Carolina Đột phá về nước thải có thể thúc đẩy sự bùng nổ nuôi trồng thủy sản ở Bắc Carolina

Một dự án nhằm mục đích vượt qua các rào cản đối với tăng trưởng trong ngành nuôi trồng thủy sản của Bắc Carolina

24/07/2021
Kinh nghiệm nuôi tôm 2 giai đoạn theo quy trình VietGAP Kinh nghiệm nuôi tôm 2 giai đoạn theo quy trình VietGAP

Mô hình nuôi tôm thẻ chân trắng siêu thâm canh ứng dụng công nghệ cao sử dụng nhà kính, lót bạt đáy ao, vận hành máy xử lý nước và sục khí oxy

24/07/2021