Măng Tây Làm Thuốc
Măng tây có thể nhiều người chưa biết. Đây là cây có nguồn gốc từ Châu Âu thuộc vùng Địa Trung Hải, du nhập vào nước ta vào đầu thế kỷ XX.
Cây măng tây (Asparagus officinalis), danh pháp khoa học Asparagales thuộc họ Thiên Môn đông là một bộ trong lớp thực vật một lá mầm, bao gồm một số họ không thân gỗ. Măng tây là loại sống lâu năm, mọc thành khóm, có rất nhiều rễ nên có sức chống chịu cao nhất là chịu rét. Thân cây cứng, mọc thẳng và cao khoảng 1 – 1,5m. Cành mảnh như sợi chỉ có màu xanh lục. Hoa măng tây nhỏ đơn tính có màu vàng lục.
Quả măng tây mọng hình cầu, đỏ thẫm. Cành mảnh đẹp nên được sử dụng làm cành trang trí cắm xen kẽ vào lọ hoa hoặc cài trên ve áo càng tô thêm vẻ hài hòa, duyên dáng. Măng tây ở nước ta được trồng nhiều ở Yên Viên, thành phố Hà Nội hay ở huyện Củ Chi, thành phố Hồ Chí Minh... làm rau ăn, đặc biệt được sử dụng để chế biến các món ăn trong các ngày lễ, tết. Nhưng năng suất thấp không có lợi cho thu nhập nên được chuyển hướng làm cây cảnh thì giá trị được cao hơn.
Là loại cây phát sinh từ rễ, hễ vào xuân là mùa măng tây mọc và cho thu hái khi cây cao khoảng từ 10 – 15cm. Măng tây được coi như một loại rau cao cấp trong các loại rau, trên thị trường thế giới rất được ưa chuộng. Người ta cũng đã phân tích thành phần dinh dưỡng có trong măng tây như proteine 2,2%, chất béo 0,2%, carbohydrate 3,2%, cùng nhiều vitamine A, vitamine B1, vitamine B2, vitamine C, vitamine PP và một ít vitamine E, các khoáng chất như Ca... Tại Âu Châu măng tây còn được đóng hộp để xuất khẩu như các loại rau khác.
Đặc biệt hơn măng tây lại còn giàu dược tính, chính vậy ở Hy Lạp và La Mã từ trước Công nguyên người cổ xưa đã biết sử dụng măng tây làm thuốc trị bệnh. Chẳng hạn làm thuốc lợi tiểu người ta lấy măng tây tươi nấu thành canh ăn hoặc sắc lấy nước đặc để uống. Khi ta ăn măng tây lúc tiểu tiện nước tiểu có mùi đặc biệt, nên người ta thường sử dụng măng tây cho người thận yếu, đau bàng quang hay suy gan mật. Tại Pháp đã bào chế từ mầm non cây măng tây, rễ rau cây cần tây, rễ cây mùi tây và rễ cây cam thảo thành một loại biệt dược là Sirop descinq raciness được đưa vào dược điển và lưu hành rộng rãi. Thuốc có tác dụng lợi tiểu, khai vị và gây trung tiện.
Ngoài ra người ta còn thấy toàn bộ cây măng tây đều chứa chất xơ, nhờ vậy mà rất cần thiết cho tiêu hóa đặc biệt là chống táo bón. Măng tây còn là loại thực phẩm rất có lợi cho những người lao động trí óc vì có khả năng làm tăng cường sức dẻo dai trong khi làm việc. Đáng lưu ý hơn cả, trong cây măng tây chứa một hợp chất có nitơ là tinh thể màu trắng với một hàm lượng đáng kể mà rất cần thiết cho sự xây dựng và phân chia tế bào, đó chính là asparagin, một chất được sử dụng trong trị liệu chứng phù tim và bệnh goutte
Có thể bạn quan tâm
Nhiều đoàn doanh nghiệp Mỹ, châu Âu tham dự triển lãm quốc tế thực phẩm nhà hàng và khách sạn đang diễn ra tại TP.HCM (28 – 30.9) đã tranh thủ tìm mua cá tra. Thị trường xuất khẩu đang khá sôi động, khách hàng cần mua số lượng lớn để bán vào mùa tiêu thụ cuối năm nhưng nguyên liệu cá lại thiếu trầm trọng
Theo Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn, từ nay đến năm 2015, Đồng Nai sẽ nâng tổng đàn heo trên địa bàn tỉnh lên khoảng 1,8 triệu con, trong đó đàn heo nái khoảng 222 ngàn con. Dự tính, mỗi năm người chăn nuôi trong tỉnh sẽ cung cấp cho thị trường khoảng 200 ngàn tấn thịt.
Sự thiếu oxy trong ao cá tra có thể do ao nuôi cá có nhiệt độ nước cao (biến động 28-32°C) dẫn đến hệ số hòa tan oxy vào nước giảm, mật độ nuôi quá cao, đáy ao có nhiều hợp chất hữu cơ tích tụ hay sục khí không đầy đủ. Trong ao cá tra thì oxy thường cao ở lớp nước mặt (1 mét đến 1,5 mét) vào ban ngày và có thể giảm rất thấp vào ban đêm