Giá / Tin thủy sản

Lysolecithins giúp cá chẽm lớn nhanh

Lysolecithins giúp cá chẽm lớn nhanh
Tác giả: Ellen Damen và Olga Dansen - FRAmelco, Hà Lan
Ngày đăng: 04/01/2018

Lysolecithin được chứng minh là một giải pháp đạt hiệu quả kinh tế nhờ cải thiện nhũ tương hóa và tiêu hóa chất béo; đồng thời, kích thích hấp thu dinh dưỡng ở gia cầm và heo. Tuy nhiên, trên cá chẽm, lysolecithin cũng mang lại hiệu quả tương tự.

Lysolecithin

Lecithin tự nhiên được chiết tách trong suốt quá trình khử gum dầu thô từ các loại hạt chứa dầu hoặc dầu trái cây bằng nước. Chúng là hỗn hợp phức tạp gồm phospholipid, một số loại dầu, glycolipid và carbohydrate. Lecithin tự sản sinh được trong tự nhiên nên chúng là thành phần chính của tầng kép phân tử lipid của màng tế bào. Lecithin tự nhiên đã được sử dụng làm thức ăn chăn nuôi vì chúng là một nguồn năng lượng có giá tương đối rẻ và hoạt tính giống như một chất nhũ tương hóa chất béo. Lysophospholipid (cũng được gọi là lysolecithin) được chiết tách từ phospholipid bằng enzyme phospholipase A2 (hình bên).

Lysolecithin tổng hợp có đặc tính dễ thấm hút nước hơn so với lecithin tự nhiên; nên sẽ nhũ tương dầu trong nước tốt hơn và giọt mỡ nhỏ hơn. Lysolecithin thúc đẩy sự hình thành hỗn hợp mixen (micell) nhỏ và thấm hút nước cao, cải thiện vận chuyển dinh dưỡng thông qua tầng chứa nước tĩnh bao xung quanh lông nhung ruột.

Lethicin đậu nành thủy phân có hàm lượng lớn phân tử lysophosphatidylcholine (LPC) và lysophosphatidylethanolamine (LPE); đều là những thành phần quan trọng của tầng kép phân tử lipid của màng tế bào trong tế bào biểu mô. Chế độ dinh dưỡng chứa LPC và LPE có thể tác động vào tầng kép phân tử lipid của tế bào động vật, làm tăng khả năng lưu động và sự thẩm thấu, hỗ trợ hấp thu chất dinh dưỡng và chất béo trở nên dễ dàng hơn; từ đó giúp vật nuôi tăng trưởng tốt hơn.

Ứng dụng vào thức ăn cho cá chẽm

Nhiều ấu trùng cá đã hấp thu được chất phospholipids trong tự nhiên từ khi chúng chỉ là một túi noãn đến khi tự tìm kiếm được thức ăn. Đầu những năm 1980, các nhà khoa học đã chỉ ra rằng, khi thức ăn sống được thay thế bằng các nguồn dinh dưỡng vi sinh vật thì chế độ thức ăn bổ sung phospholipid đã trở nên thiết yếu với sự phát triển bình thường và tỷ lệ sống ở vật nuôi. Tuy nhiên, do sự bùng nổ của ngành nuôi trồng thủy sản, nhu cầu sử dụng các nguồn nguyên liệu thức ăn chủ yếu gồm bột cá và dầu cá tiếp tục gia tăng.

Bởi vậy, các chuyên gia dinh dưỡng đã bắt đầu nghiên cứu sử dụng chất béo và protein thay thế, điển hình là các chất có nguồn gốc thực vật. Chất béo và protein thực vật cũng có nhược điểm như chứa thành phần các chất kháng dinh dưỡng cao hơn, hàm lượng carbohydrate cao và mật độ dinh dưỡng thấp hơn.

Nhiều tài liệu nghiên cứu đã đề cập tới sự tích tụ của các giọt lipid trong đường tiêu hóa của cá hồi được cho ăn bằng dầu thực vật bổ sung phospholipid. Sự tích tụ này do bản thân cá hồi bị hạn chế khả năng tổng hợp phospholipid; đồng thời, không có tuyến tụy phát triển hoàn chỉnh như một số loài cá xương. Tuyến tụy sản xuất ra enzyme phospholipase A2 giúp thúc đẩy quá trình hình thành lysophospholipid (cần thiết cho nhũ tương hóa lipid tối ưu). Điều này cho thấy, thức ăn chứa chất nhũ hóa thực sự cần thiết. Các tài liệu khoa học đã chứng minh, lecithin đậu nành khi bổ sung vào thức ăn chăn nuôi đã cải thiện nhũ tương hóa và tiêu hóa trong đường ruột của cá. Ngoài ra, phospholipid cũng là một nguồn năng lượng rất quan trọng và có xu hướng trở thành một nguồn hợp chất rất giàu các loại axit béo thiết yếu và dễ tiêu hóa hơn các loại lipid trung tính. Từ đó, các sản phẩm chứa phospholipids và lysophospholipids đều thích hợp khi bổ sung vào chế độ dinh dưỡng chứa bột cá/dầu cá và dầu thực vật trong nuôi trồng thủy sản.

Tầm quan trọng của phospholipid

Để nghiên cứu về hiệu quả của các loại (lyso-) phospholipid khác nhau thế nào lên sự tăng trưởng của cá chẽm, các nhà khoa học đã tiến hành một thí nghiệm tại Hy Lạp. Thí nghiệm sử dụng cá chẽm châu Âu từ một trại nuôi tại địa phương. 270 con cá được nuôi thử nghiệm trong 9 bể hình trụ có đáy hình nón với thể tích 0,170 m3 được trang bị một hệ thống máng nước lộ thiên, mật độ 30 cá/bể. Thời gian nuôi thử nghiệm 92 ngày. 3 nhóm cá thí nghiệm được cho ăn cùng một nghiệm thức thức ăn (45% protein và 18% chất béo; trong 18% chất béo này có bổ sung 11,8% dầu cá hồi và 2% dầu cá khác). Nhóm cá đối chứng còn lại không bổ sung thêm phụ gia nào.

Nhóm thí nghiệm 1: Cho ăn FRA® LeciMax Dry (sản phẩm thử nghiệm) theo tỷ lệ phối trộn là 750 g/tấn thức ăn.

Nhóm thí nghiệm 2: Cho ăn bổ sung sản phẩm phụ gia hoàn chỉnh có chứa một lượng nhỏ hơn chất lysophospholipids theo liều lượng 750 g/tấn thức ăn.

• Tần suất cho ăn: 2 lần/ngày (9h sáng và 2h chiều), 6 ngày/tuần;

• Nhiệt độ nước luôn duy trì 25 + 20C và nồng độ ôxy dao động 5,4 - 6,7 ppm;

• Tới cuối giai đoạn nuôi thử nghiệm, trọng lượng của cá tăng lên gần gấp 5 lần (Bảng 1). Trọng lượng cuối cùng của cá ở nhóm đối chứng lại thấp hơn (76,6 g), trong khi của nhóm thí nghiệm 1 và 2 lần lượt là 83,3 g và 81,2 g.

Ngoài ra, việc bổ sung lysolecithin vào khẩu phần dinh dưỡng của cá chẽm còn giúp cải thiện hiệu quả thức ăn (PE) và tỷ lệ biến đổi thức ăn (FCR).

>> Qua thí nghiệm trên, có thể thấy, việc bổ sung các sản phẩm có chứa (lyso-) lecithin theo tỷ lệ 750 g/tấn vào thức ăn cho cá chẽm có chứa 38,8% nguyên liệu động vật (đạm cá biển) và 56,2% nguyên liệu thực vật sẽ giúp cá chẽm tăng trưởng tốt hơn, các chỉ tiêu PE và FCR hiệu quả hơn.


Có thể bạn quan tâm

Sử dụng hèm bia nhằm tăng chất lượng trong nuôi tôm xen ghép Sử dụng hèm bia nhằm tăng chất lượng trong nuôi tôm xen ghép

Mô hình sử dụng hèm bia trong nuôi tôm xen ghép là mô hình nuôi tận dụng nguồn thức ăn hèm bia sẵn có tại địa phương, có giá thành thấp, giảm chi phí thức ăn

04/01/2018
Xuất khẩu mực, bạch tuộc sang Trung Quốc tăng mạnh nhất Xuất khẩu mực, bạch tuộc sang Trung Quốc tăng mạnh nhất

Xuất khẩu mực, bạch tuộc của Việt Nam tăng so với cùng kỳ. Tính đến hết tháng 11/2017, tổng giá trị XK mực, bạch tuộc của Việt Nam đạt 570,8 triệu USD, tăng 46%

04/01/2018
Kỹ thuật sản xuất giống nhân tạo móng tay dày Kỹ thuật sản xuất giống nhân tạo móng tay dày

Móng tay dày là động vật thân mềm hai mảnh vỏ có giá trị kinh tế, thịt móng tay giàu chất dinh dưỡng được nhiều người ưa chuộng.

04/01/2018