Giá / Mô hình kinh tế

Lưu Ý Khi Sử Dụng Vôi Trong Nuôi Trồng Thủy Sản

Lưu Ý Khi Sử Dụng Vôi Trong Nuôi Trồng Thủy Sản
Tác giả: 
Ngày đăng: 05/06/2011

Trong nuôi trồng thủy sản, việc sử dụng vôi trong các công đoạn sản xuất là thường xuyên, tạo điều kiện cho đối tượng nuôi phát triển tốt. Nhằm giúp người nuôi có những kiến thức cơ bản và sử dụng vôi có hiệu quả, xin giới thiệu các dạng vôi hiện nay và cách sử dụng trong nuôi trồng thủy sản:

voi-bon voi
Bón vôi lên mặt nước
voi-voi bot
Bón vôi lên đáy ao

1. Các dạng vôi

Có nhiều dạng vôi được sử dụng, cơ bản là làm tăng khả năng đệm của nước ao nuôi và tăng pH. Trộn 10% vôi trong nước cất và đo pH của dung dịch sẽ xác định được vôi sử dụng là loại vôi gì.

Vôi nông nghiệp, đá vôi hoặc vỏ sò xay (CaCO3): Các dạng vôi này thường là đá vôi hay vỏ sò nghiền. Chất lượng của chúng cũng khác nhau. Vôi thường được khuyến cáo sử dụng là loại vôi có chứa từ 75% CaCO3 trở lên. Đá vôi mịn là thích hợp nhất cho ao nuôi tôm.

Loại vôi này được sử dụng để làm tăng khả năng đệm của nước và có thể được sử dụng với số lượng lớn vì nó không gây ảnh hưởng nhiều đến pH của nước. Dung dịch 10% vôi trong nước cất phải có pH khoảng 9. Lượng vôi thường bón là 100-300 kg/ha/lần.

Đá vôi đen (CaMg(CO3)2): Đây là loại đá vôi nghiền khác có chứa ma-giê (Mg). Loại vôi này được sử dụng chủ yếu để tăng khả năng đệm của nước và cung cấp ma-giê. Giống như vôi nông nghiệp, loại vôi này cũng ít ảnh hưởng đến pH của ao. Dung dịch 10% vôi trong nước cất phải có pH từ 9-10. Lượng vôi thường bón là 100-300 kg/ha/lần. Đá vôi đen, vôi nông nghiệp, đá vôi, bột vỏ sò còn được gọi là vôi chứa can-xi.

Vôi tôi hay vôi ngậm nước (Ca(OH)2): Loại vôi này được sản xuất bằng cách nung đá vôi ở nhiệt độ cao 800-900oC. Sau khi nung thì cho nước vào khi đá vôi còn nóng để làm cho vôi mịn ra. Vôi tôi được dùng để làm tăng pH nước hoặc pH đất. Dung dịch 10% vôi trong nước cất phải có pH từ 11. Lượng vôi thường bón là 50-100 kg/ha/lần. Vì vôi tôi có thể gây ảnh hưởng đáng kể đến pH nước nên tránh bón vôi cho ao vào buổi chiều khi pH ao thường cao nhất.

Vôi sống, vôi nung hay vỏ sò nung (CaO): Loại vôi này cũng được sản xuất bằng cách nung đá vôi ở nhiệt độ cao nhưng không cho nước vào. Dạng vôi hoạt tính cao này có ảnh hưởng rất lớn đến pH của nước nên không dùng để bón cho những ao đang nuôi tôm mà chỉ nên sử dụng để điều chỉnh pH đất khi chuẩn bị ao. Dung dịch 10% vôi trong nước cất phải có pH =12.

2. Cách bón vôi

Sau khi dọn sạch chất thải cần cho một ít nước vào ao để rửa trôi các mảnh vụn, đồng thời cũng để kiểm tra độ pH của nước. Lượng nước này nên để qua đêm rồi tháo cạn. Có thể lặp lại như thế nhiều lần cho tới khi độ pH ổn định ở mức trên 7.

Lượng vôi sử dụng cho ao sau lần tháo rửa cuối cùng tùy thuộc vào từng ao. Vôi dùng trong trường hợp này nên là vôi nông nghiệp (CaCO3) hay đá vôi đen (CaMg(CO3)2) để tạo pH và độ kiềm thích hợp nhất. Nên hạn chế lượng vôi bón vào giai đoạn chuẩn bị ao vì vôi sẽ được bón thêm trong quá trình nuôi. Việc bón vôi trước khi bơm nước vào ao bất tiện ở chỗ nó sẽ làm giảm hiệu quả của việc bón bột tẩy sau này để ngăn ngừa các sinh vật khác vào ao nuôi tôm. Nếu nước ao có độ kiềm và pH cao (>80 mg CaCO3/l và pH>8) thì không cần phải bón bất kỳ loại vôi nào trong giai đoạn này.

Chỉ nên bón vôi tôi Ca(OH)2 hay vôi sống CaO trong trường hợp đất ao quá phèn (pH

Lượng vôi bón khuyến cáo dùng trong giai đoạn chuẩn bị tùy thuộc vào pH của đất. Lượng vôi bón khuyến cáo dùng trong giai đoạn chuẩn bị ao.

Độ pH của đất >6 thì lượng CaCO3 ít hơn 1.000 kg/ha, hoặc Ca(OH)2 ít hơn 500 kg/ha.

Nếu pH của đất từ 5-6 thì lượng CaCO3 ít hơn 2.000 kg/ha hoặc Ca(OH)2 ít hơn 1.000 kg/ha.

Nếu pH của đất

Vôi cần được rải đều khắp đáy ao kể cả bờ ao. Một phần lớn vôi nên rải ở khu vực cho tôm ăn và các chỗ còn ướt của đáy ao. Việc bón vôi thêm được thực hiện khi lấy nước vào ao./.


Có thể bạn quan tâm

Nhân Rộng Mô Hình Nuôi Trồng Thủy Sản Thích Ứng Với Biến Đổi Khí Hậu Nhân Rộng Mô Hình Nuôi Trồng Thủy Sản Thích Ứng Với Biến Đổi Khí Hậu

Môi trường, nhất là nguồn nước ngày càng ô nhiễm khiến cho việc nuôi trồng thủy sản gặp nhiều bất lợi. Tìm hướng nuôi trồng thủy sản bền vững với môi trường chính là cách làm hiệu quả, đang được thí điểm và nhân rộng tại Thanh Hóa.

05/06/2011
Hiệu Quả Từ Dự Án Phát Triển Chăn Nuôi Vịt Thịt An Toàn Sinh Học Hiệu Quả Từ Dự Án Phát Triển Chăn Nuôi Vịt Thịt An Toàn Sinh Học

Cà Mau là tỉnh nằm ở cực Nam Tổ quốc, kinh tế mũi nhọn là ngư - nông – lâm. Bên cạnh sự phát triển con tôm, cây lúa thì việc phát triển chăn nuôi gia súc, gia cầm, đặc biệt là chăn nuôi vịt cũng mang lại hiệu quả khá lớn cho bà con nông dân, góp phần không nhỏ trong việc phát triển kinh tế hộ gia đình...

05/06/2011
Phòng Trị Bệnh Vàng Lá, Khô Cành Trên Cây Cao Su Do Nấm Corynespora Gây Ra Phòng Trị Bệnh Vàng Lá, Khô Cành Trên Cây Cao Su Do Nấm Corynespora Gây Ra

Từ tháng 5-2010, bệnh vàng lá, rụng lá, khô cành do nấm corynespora gây ra hoành hành chủ yếu trên các vườn cao su giống RRIV4, cùng với nhược điểm của giống này là dễ đổ, nên tháng 7-2010, Tập đoàn Công nghiệp cao su Việt Nam (VRG) khuyến cáo loại bỏ giống RRIV4 ra khỏi bảng I, cấm trồng, mua bán.

05/06/2011