Giá / Tin thủy sản

Lưu ý khi nuôi cá hô

Lưu ý khi nuôi cá hô
Tác giả: Quốc Minh
Ngày đăng: 11/11/2019

Cá hô (Catlocarpio siamensis) là một loài cá quý trên sông MeKong và là một đặc sản của ĐBSCL. Cá hô có giá trị kinh tế cao, tuy nhiên để nuôi được loài cá này cũng không phải chuyện dễ.

Cá quý hiếm

Thời gian gần đây, ngư dân ở ĐBSCL liên tục bắt được cá hô có trọng lượng lớn, bán được giá cao. Cá hô được đánh bắt chủ yếu trên các con sông, tập trung nhiều nhất ở ngã ba sông Vàm Nao (đoạn chảy qua tỉnh An Giang). Nghề khai thác cá hô phát triển khá sớm, giá trị của cá hô cao nên cá hô tự nhiên ngày càng cạn kiệt. Những con cá hô bắt được trong thời gian qua dần trở thành chuyện hiếm.

Để góp phần bảo vệ loài cá quý, đồng thời phát triển nghề nuôi cá hô, ngay từ năm 2005, nước ta đã cho sinh sản nhân tạo thành công loài cá quý này. Nhờ chủ động được nguồn giống nên nghề nuôi cá hô phát triển mạnh ở nhiều địa phương. Cá hô có thể nuôi đơn trong ao, lồng bè, đăng quầng. Vì vậy, đây là loài cá có tiềm năng phát triển rất lớn, nhất là ở ĐBSCL và Nam bộ nơi có điều kiện tự nhiên thuận lợi, phù hợp cho cá phát triển.

Kỹ thuật cần lưu ý

Nhiều người nuôi cá thắc mắc, cá hô có giá trị như vậy có thể nuôi ở miền Bắc được không? Theo TS. Phạm Văn Khánh - Trung tâm Quốc gia Giống thủy sản nước ngọt Nam bộ cho biết: Ở Nam bộ do khí hậu nóng quanh năm, lại là nơi xuất xứ của cá hô nên việc nuôi cá hô là thích hợp. Các địa phương khác như ở miền Bắc nếu nuôi cá hô thì gặp trở ngại vào mùa lạnh, nhiệt độ xuống thấp, cá không chịu đựng được sẽ chết vì quá lạnh. Muốn lưu giữ cá qua mùa đông, cũng như kinh nghiệm lưu giữ qua đông các loài cá khác như cá rô phi, cá lóc, cá tra, cần phải có ao thật sâu, phủ bèo tây (lục bình) gần kín mặt ao nhằm giữ cho nhiệt độ nước ao không xuống quá thấp thì cá mới không bị chết vì rét.

Một số người cũng mua cá hô về thả trong bể kính như nuôi cá cảnh. Tuy nhiên, vì còn mang tính hoang dã, nên chúng hay chạy hoảng đâm đầu vào bể kính bị xây xát đầu và mõm làm cho cá xấu đi. Do đó, muốn nuôi cá hô trong các hồ xi măng hay bể kính, phải tạo nhiều hang hốc cho cá trú ẩn.

Riêng đối với kỹ thuật nuôi, tùy thuộc vào hình thức nuôi là nuôi đơn hay nuôi đăng quầng mà áp dụng những kỹ thuật nuôi phù hợp. Tiến sĩ Khánh chia sẻ: Nếu nuôi đơn, tức là chỉ nuôi chủ yếu cá hô trong ao, không ghép chung với các loài cá khác có cùng chung tập tính bắt mồi và ăn chung cùng một loại thức ăn như nhau. Chỉ có thả ghép thêm với số lượng nhỏ một vài loài cá ăn thức ăn phù du sinh vật như mè trắng, mè hoa, cá sặc rằn... để tận dụng thức ăn tự nhiên trong ao, vì những loài cá này không giành ăn thức ăn của cá hô.

Ao nuôi cá hô có diện tích càng lớn càng thuận lợi cho tăng trưởng của cá; diện tích tối thiểu để làm ao nuôi từ 1.000 m2 trở lên, độ sâu ao từ 1,5 m trở lên. Quanh ao thoáng đãng, không bị tán cây che rợp. Ao nuôi bố trí ở khu vực không bị ô nhiễm bởi chất thải công nghiệp, chất thải sinh hoạt,…

Mùa vụ thả nuôi: cá hô là loài cá của vùng nhiệt đới, nhiệt độ nóng, vì vậy ở miền Nam có thể thả nuôi quanh năm do khí hậu ấm áp. Miền Bắc do có khí hậu lạnh nên nếu nuôi cá hô phải tính toán đến việc lưu giữ cá qua mùa đông giá lạnh và việc này phải kéo dài trong nhiều năm là làm nhà trú đông cho cá.

Xây dựng nhà trú đông cho cá bằng cách làm khung nhà trên mặt ao nuôi cá với các vật liệu chắc như khung sắt hoặc bằng cây tre. Mái lợp bằng vải bạt nylon trong suốt để hấp thu nhiệt. Bố trí sục khí trong ao khi có mái che kín để đảm bảo đủ ôxy hòa tan cho cá.

Mật độ thả nuôi: chỉ thả cá hô với mật độ thưa 0,05 - 0,1 con/m2, thả ghép thêm cá mè trắng, mè hoa, sặc rằn với tỷ lệ 20% tổng số lượng cá thả trong ao (số lượng cá hô chiếm 80%).

Cho cá ăn bằng thức ăn công nghiệp, quản lý chất lượng nước ở ngưỡng thích hợp cho cá phát triển tốt


Có thể bạn quan tâm

Nhiều kết quả trong chọn tạo giống thủy sản Nhiều kết quả trong chọn tạo giống thủy sản

Nghiên cứu sản xuất giống tôm mũ ni (1 loại tôm hùm): Nghiên cứu sản xuất giống tôm mũ ni đã thành công, tuy nhiên tỷ lệ sống thấp và cần tiếp tục hoàn thiện.

11/11/2019
Phòng và trị bệnh thường gặp trên tôm Phòng và trị bệnh thường gặp trên tôm

Để vụ tôm chính vụ thắng lợi, bà con nuôi tôm cần tham khảo và áp dụng các biện pháp kỹ thuật để phòng trị các bệnh thường gặp trên tôm nuôi.

11/11/2019
Lợi như vi sinh Lợi như vi sinh

Chế phẩm vi sinh vật hữu ích có hai loại: loại dùng để xử lý môi trường và loại trộn vào thức ăn cho tôm cá.

11/11/2019