Lươn Nuôi Trong Nhà Xuất Sang Mỹ
Với 20 ao ximăng trong nhà, mỗi ao có diện tích khoảng 4m2 nhưng ông Nguyễn Văn Hoàng trú tại xã Trung Lập Thượng, huyện Củ Chi, TP.HCM đã cung cấp cho các công ty xuất khẩu hàng tấn lươn thịt mỗi năm.
Ông Hoàng cho biết nuôi lươn mô hình này cho năng suất cao và ổn định.
“Nuôi lươn mô hình này phải thay nước mỗi ngày nhằm đẩy các chất bẩn ra ngoài để hạn chế mầm bệnh, lươn nuôi ao xây sạch hơn, tiết kiệm được diện tích và công chăm sóc so với đại đa số mô hình nuôi lươn trong ao bùn hiện nay” - ông Hoàng nói.
Chi cục Quản lý chất lượng và bảo vệ nguồn lợi thủy sản TP.HCM cho biết lươn nuôi trong ao xây phát triển mạnh ở các tỉnh ĐBSCL, ở TP.HCM lươn nuôi theo mô hình ao xây không nhiều, tập trung chủ yếu ở huyện Củ Chi.
Do lươn nuôi theo mô hình ao xây đảm bảo được chất lượng nên hiện được nhiều công ty mua lươn về chế biến hoặc đông lạnh xuất khẩu sang thị trường Mỹ.
Có thể bạn quan tâm
Hạ Hòa là một huyện miền núi của tỉnh Phú Thọ, nơi có tỷ lệ người nông dân chiếm đa số. Trong những năm qua, trung tâm khuyến nông huyện đã tích cực tư vấn cho người nông dân ở Hạ Hòa chuyển đổi mô hình kinh tế vươn lên thoát nghèo
Ông Nguyễn Trí Ngọc - Cục trưởng Cục Trồng trọt (Bộ NNPTNT) đã khẳng định như vậy khi trao đổi với NTNN về vụ việc doanh nghiệp ở Đồng Tháp không thu mua lúa cho nông dân dù đã ký kết hợp tác làm cánh đồng mẫu.
Theo đó, Đồng Nai chọn thực hiện thí điểm BHNN trong chăn nuôi đối với bò, heo, gà, vịt trên địa bàn các xã: Xuân Định, Bảo Hòa, Suối Cao (Xuân Lộc); Phú Xuân, Phú Thanh, Phú Lâm (Tân Phú); Phú Túc, Gia Canh và Phú Hòa (Định Quán)