Lúa Đông Xuân Nhiễm Rầy Nâu Nặng Ở Hồng Ngự (Đồng Tháp)
Theo báo cáo của Trạm Bảo vệ thực vật huyện Hồng Ngự (Đồng Tháp), tính đến thời điểm này có hơn 1.000 ha lúa đông xuân bị nhiễm rầy nâu, đạo ôn lá, lem lép hạt và sâu cuốn lá nhỏ. Nghiêm trọng nhất là bệnh rầy nâu với hơn 600 ha lúa bị nhiễm do mưa trái mùa, trong đó có đến 105 ha bị nhiễm nặng.
Dự báo trong thời gian tới, tình hình dịch bệnh trên lúa còn diễn biến phức tạp, đặc biệt là bệnh rầy nâu tiếp tục phát triển và gây hại nặng, Trạm Bảo vệ thực vật huyện Hồng Ngự khuyến cáo bà con nên thăm đồng thường xuyên, kịp thời phát hiện sâu bệnh để có biện pháp phòng trừ, đồng thời hướng dẫn cách phòng trị bệnh bằng cách đưa nước vào ruộng và sử dụng thuốc chống lột xác, nếu có nhiều lứa rầy gối nhau thì sử dụng các loại thuốc chống lột xác kết hợp với thuốc diệt nhanh, nhằm đảm bảo năng suất và chất lượng lúa sau thu hoạch.
Có thể bạn quan tâm
Trong những năm qua, một số gia đình giàu lên nhờ nuôi con đặc sản đúng thời điểm. Thế nhưng, thời gian gần đây, khi con đặc sản được nuôi với số lượng nhiều, thị trường tiêu thụ giảm đã khiến cho không ít hộ gia đình phải chịu cảnh ế ẩm, thua lỗ nặng nề…
Với ý chí và lòng quyết tâm của chàng trai trẻ Dương Quốc Trung, 33 tuổi ở tiểu khu Thạch Lý, huyện Đà Bắc, tỉnh Hòa Bình đã xây dựng thành công mô hình nuôi rắn hổ mang và là người duy nhất nuôi “rắn độc” ở huyện Đà Bắc. Mỗi năm anh xuất bán 3 tạ rắn, cho thu nhập hàng trăm triệu đồng.
Mặc dù giá các sản phẩm chăn nuôi đã tăng nhẹ trong hơn 1 tháng qua nhưng ngành chăn nuôi vẫn đang phải đối mặt với tình trạng càng nuôi càng lỗ.