Giá / Mô hình kinh tế

Lợn Rừng Ở “Thạch Gia Trang”

Lợn Rừng Ở “Thạch Gia Trang”
Tác giả: 
Ngày đăng: 20/04/2012

Tốt nghiệp Trường Cao đẳng Cộng đồng Hà Tây năm 2004, đáng ra anh phải chọn một công việc phù hợp trên con đường tiến thân. Nhưng với Lã Hữu Thương ở xóm Nam Hòa, xã Xuất Hóa, Lạc Sơn (Hòa Bình) lại chọn con đường về quê lập nghiệp xây dựng trang trại lợn rừng.

Theo chân Trạm trưởng Trạm Thú y huyện Lạc Sơn - Bùi Văn Diển, chúng tôi đến thăm trang trại nuôi lợn rừng của anh Lã Hữu Thương, cách trung tâm huyện chừng khoảng 2 cây số. Vừa dựng xe ở cổng, một người đàn ông với dáng người cao gầy, nước da ngăm đen hồ hởi ra đón khách, qua lời giới thiệu của ông Diển, chúng tôi biết đó là anh Lã Hữu Thương người trực tiếp quản lý trang trại.

Dẫn chúng tôi tham quan trang trại rộng gần 4000 m2, anh tâm sự: “Trước kia vùng đất này còn khá hoang sơ, cỏ mọc um tùm, dân cư thưa thớt, đường đi lối lại cũng chưa có, nhưng được cái địa hình nơi đây khá thuận lợi xây dựng một khu chăn nuôi. Nung nấu ý tưởng ngay từ khi ra trường và với sự quyết tâm tạo lập riêng cho mình một hướng đi mới để phát triển kinh tế. Nghĩ là làm anh đã làm đơn vay vốn Ngân hàng chính sách xã hội và Ngân hàng Nông nghiệp Việt Nam để đầu tư. Anh đã xây dựng tường bao, chia ô làm chuồng nuôi lợn rừng. Được sự giúp đỡ, ủng hộ của người thân, anh em bạn bè làm cho anh càng vững tin thực hiện ước mơ của mình”.

Trước khi đầu tư nuôi lợn rừng, anh đã nghiên cứu tìm tòi và học học ở rất nhiều nơi từ Bắc vào Nam. Anh Thương đặt chân đến những trang trại chăn nuôi lợn rừng có tiếng như ở Văn Chấn (Yên Bái) điển hình như trang trại của cô Từ Thị Bình - tại đây anh đã học hỏi được rất nhiều kiến thức từ cách chọn giống đến cách chăm sóc... Không dừng lại anh còn lặn lội đến Nha Trang (Khánh Hòa), Củ Chi (Tp. Hồ Chí Minh) để học hỏi kinh nghiệm chăn nuôi từ những hộ chăn nuôi đi trước. Để rồi đến năm 2008 anh thành lập lên trang trại lợn rừng với cái tên rất ấn tượng “Thạch gia trang”.

Với phương châm “lấy ngắn nuôi dài” anh bắt đầu khởi nghiệp bằng 1 đôi nhím và 3 đôi lợn rừng mua từ trại giống của Trung tâm Nghiên cứu bò và đồng cỏ Ba Vì. Vừa nuôi vừa rút kinh nghiệm qua một thời gian nuôi từ 3 đôi lợn rừng đến nay trang trại của anh lên đến 150 con trong đó có 32 lợn nái và 2 con đực giống. Tuy mới bước vào tuổi 32 nhưng anh đã trực tiếp cai quản trang trại cơ ngơi tiền tỷ. Quen chăn nuôi lại còn có kinh nghiệm học chuyên ngành Thú y ra, nên mọi việc đều rất thuận lợi với anh.

Theo anh nuôi lợn rừng không khó có khi còn dễ hơn lợn nhà vì lợn rừng là loài sống hoang dã bản tính ăn tạp nên chúng không “kén” một thứ gì. Chi phí chăn nuôi thấp trong khi giá thành lại cao hơn nhiều lần nuôi lợn nhà. Đặc biệt, lợn rừng có sức đề kháng cao, ít xảy ra dịch bệnh. Sản phẩm thịt lợn rừng thơm ngon, thịt gần như không có mỡ, da dầy và giòn rất hấp dẫn với khách hàng được thị trường ưa chuộng. Từ lợn rừng giống đến lợn thịt đều được xuất đi các tỉnh thành khác như Hà Nam, Nam Định, Ninh Bình…

Qua thực tế chăn nuôi, anh Thương còn cho biết mỗi ngày một con lợn rừng trưởng thành ăn hết lượng thức ăn khoảng 25.000 đồng, nếu chịu khó trồng cỏ, sắn cho chúng ăn thì lượng tiền bỏ ra mua thức ăn cho lợn mỗi ngày còn ít hơn. Chỉ sau 4 tháng nuôi, mỗi con lợn sẽ đạt trọng lượng từ 15 - 20 kg và có thể xuất bán. Gía trị thương phẩm của lợn hiện nay trên thị trường có giá từ 180.000 - 200.000 đồng/kg; giá lợn giống là 300.000 đồng/kg. Mỗi năm, một con lợn rừng đẻ 2 lứa, mỗi lứa từ 5 - 8 con lợn con.

Hiện nay trang trại lợn rừng của gia đình anh mỗi năm cho thu nhập từ 300 - 400 triệu đồng. Gỉải quyết việc làm thường xuyên cho 2 lao động với mức lương từ 2.500.000 - 3.000.000 đồng/tháng và một số lao động theo thời vụ khác. Cuối năm nay anh tiếp tục mở rộng thêm một khu chăn nuôi lợn nái siêu nạc với số lượng khoảng 200 con. Không chỉ nuôi lợn rừng anh Lã Hữu Thương còn chăn nuôi thêm gà và nhím để tăng thu nhập kinh tế cho gia đình.

Có thể bạn quan tâm

Hiệu Quả Mô Hình Câu Lạc Bộ “Gia Đình 5 Không, 3 Sạch” Hiệu Quả Mô Hình Câu Lạc Bộ “Gia Đình 5 Không, 3 Sạch”

Mô hình Câu lạc bộ (CLB) “Gia đình 5 không, 3 sạch” tại Chi hội Phụ nữ thôn Thành Sơn (xã Xuân Hải, Ninh Hải) mới đi vào hoạt động được một năm nhưng đã mang lại hiệu quả thiết thực, giúp chị em phụ nữ xây dựng gia đình no ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc.

20/04/2012
Làm Giàu Trên Vùng Sỏi Đá Làm Giàu Trên Vùng Sỏi Đá

Nhìn cơ ngơi làm ăn bề thế của anh nông dân trẻ Phạm Văn Tiến ít ai ngờ nơi đây nguyên là vùng sỏi đá. Bằng ý chí và nghị lực của tuổi trẻ, anh biến đồi hoang thành những vườn nho bốn mùa cho trái ngọt và những thửa ruộng vàng thơm sắc lúa. Anh Tiến là điển hình tiêu biểu của lớp nông dân trẻ sinh trưởng sau mùa xuân 1975 năng động có kiến thức vươn lên làm giàu bền vững ở xã Nhị Hà.

20/04/2012
Quảng Sơn Mùa Mía Chín Quảng Sơn Mùa Mía Chín

Trở lại xã Quảng Sơn vào những ngày giữa tháng ba, chúng tôi gặp nông dân địa phương khẩn trương thu hoạch mía đường. Hàng chục chiếc xe tải xuôi ngược đi về chở mía cung cấp nguyên liệu cho nhà máy chế biến đường Phan Rang.

20/04/2012