Giá / Tin thủy sản

Loài tôm kỳ lạ dưới đáy đại dương “nhìn” bằng nội quan

Loài tôm kỳ lạ dưới đáy đại dương “nhìn” bằng nội quan
Tác giả: Hoài An
Ngày đăng: 20/04/2020

Phát quang sinh học là hiện tượng thường thấy ở các loài động vật sống dưới đáy biển sâu. Ngạc nhiên hơn, mới đây các nhà khoa học phát hiện ra nội quan của loài tôm Rimicaris exoculata có thể “nhìn thấy” ánh sáng.

Tôm Rimicaris exoculata có thể phát quang sinh học.

Photophores – là một cơ quan không rõ hình dạng, thường xuất hiện dưới dạng các đốm sáng trên các động vật biển khác nhau. Phát quang sinh học là hiện tượng cơ thể tự sản sinh ánh sáng của các sinh vật sống, thường thấy nhất ở các loài sống sâu dưới đáy đại dương. Qua việc mô phỏng ánh sáng tự nhiên, chúng trốn khỏi những kẻ săn mồi dưới tầng đáy - một hình thức được gọi là ngụy trang ngược.

Mới đây các nhà khoa học từ Đại học Quốc tế Florida (Mỹ) đã có một phát hiện ra photophores không chỉ phát sáng mà chúng còn có khả năng phát hiện ánh sáng. Điều này có nghĩa là ngoài các mô mắt, loài tôm Rimicaris exoculata còn có thể phát hiện và phản ứng với ánh sáng bằng một cơ quan nằm bên trong cơ thể. Các nhà khoa học phát hiện ra photophores có chứa các protein nhạy cảm với ánh sáng và hoạt động như các tế bào cảm quan ngoại bào.

Từ lâu, người ta đã biết rằng các photophores đóng một vai trò quan trọng trong phản ứng ngược trong cấu tạo phát ra ánh sáng ở sinh vật. Giờ đây với bằng chứng cho thấy các cấu trúc này cũng có thể phát hiện ra ánh sáng, nhóm nghiên cứu đã cho thấy độ nhạy quang của ánh sáng có thể cung cấp cho tôm tầm nhìn xa hơn mắt của chúng và đóng vai trò như một cơ chế điều chỉnh phát xạ ánh sáng trong quá trình phản quang.

Nhiều loài trong số những loài động vật biển sâu có cuộc sống “chăm chỉ” nhất hành tình, hàng ngày chúng phải đi từ đáy biển sâu đến vùng nước nông để kiếm ăn rồi quay về. Trong cuộc hành trình mỗi ngày này, chúng chủ động điều chỉnh ánh sánh ngụy trang của mình theo sự thay đổi ngày đêm và cường độ ánh sáng khác nhau ở vùng nước chúng đi qua. 

Phát hiện này giúp khoa học có thể khẳng định rằng sự nhạy cảm ánh sáng có thể xuất hiện ở bất cứ nhóm cơ quan nào. Kết quả từ nghiên cứu này có khả năng vượt xa hệ thống mô hình nghiên cứu về phát quang sinh học mà chúng ta đang xây dựng. Tự nhiên thật đa dạng và kỳ diệu


Có thể bạn quan tâm

Tăng tỷ lệ nở cho cá cảnh Nemo sang chảnh Tăng tỷ lệ nở cho cá cảnh Nemo sang chảnh

Chế độ dinh dưỡng cho cá khoang cổ Nemo bố mẹ có nghĩa quan trọng đến hiệu quả sản xuất giống thương mại.

20/04/2020
Chuyển khí CO2 thành thức ăn thủy sản Chuyển khí CO2 thành thức ăn thủy sản

Thức ăn thủy sản có nguồn protein cung cấp chủ yếu là bột cá (chế biến từ cá tạp có được do đánh bắt ngoài biển),

20/04/2020
Loại bỏ Phospho trong nước nuôi bằng Loại bỏ Phospho trong nước nuôi bằng "nhà máy" lọc tự nhiên

Rong biển là “nhà xử lý sinh học chính” trong hệ sinh thái biển và được phân bố khắp nơi, nhất là ở các khu vực biển nhiệt đới

20/04/2020