Lão nông Út Huy biến vùng “đất dữ” Maren thành trang trại tỷ đô
Maren là “vùng đất dữ”, rồi ngày nọ một lão nông tri điền khăn gói vào đây khai phá và dựng nên một trang trại hiện có trị giá “tỷ đô”, gây kinh ngạc cho nhiều người.
Ông Út Huy kiểm tra vườn chuối phục vụ xuất khẩu. Ảnh: T.T.Đ
Chúng tôi đi cùng TS Mai Thành Phụng – nguyên cán bộ Trung tâm Khuyến nông quốc gia (Bộ NNPTNT) vào vùng đất Maren để xem trang trại chuối xuất khẩu của ông Út Huy (Võ Quan Huy) ở huyện Đức Huệ, Long An, giữa những ngày nước lũ tràn đồng. Trang trại này nằm phía Bắc tỉnh Long An, cách TP.Tân An khoảng 60km.
Gian nan những ngày mở đất
Tôi rất tán thành với cách làm nông nghiệp hướng đến thị trường của ông Út. Ông Út đã kết nối được thị trường, từ đây ông biết sẽ phải làm gì để đáp ứng nhu cầu thị trường. Chắc chắn điều này sẽ là xu hướng sản xuất thời gian tới của nông nghiệp Việt Nam”. TS Mai Thành Phụng
Trên đường đi, TS Phụng cho biết, đây là lần thứ 3 ông đến xem trang trại của ông Út Huy. Và lần nào cũng vậy trang trại này để lại ấn tượng với ông sâu sắc, không chỉ bởi những liếp chuối xanh ngút ngàn, đàn bò wagyu (Kobe, Nhật Bản) bệ vệ… mà còn bởi nơi từng được xem là “vùng đất dữ” giờ đang đem lại thu nhập cao cho nông dân.
Maren là vùng đất thuộc Đồng Tháp Mười, rộng 4.500ha, từng là nơi sống của thú hoang, nước phèn đỏ quạch, tràm mọc um tùm.
“Đầu thập niên 90 của thế ký trước, khi ấy tôi là Phó Chủ nhiệm Dự án nghiên cứu hệ thống nông nghiệp Đồng Tháp Mười (ISA/FOS/ĐTM), đã từng vào khu vực đất ngập nước Maren để tìm cách khai hoang, mở đất. Lúc ấy, điều kiện sống ở đây rất khắc nghiệt, không có nước ngọt, nước phèn đỏ mênh mông, tràm mọc chằng chịt, cao lút đầu…” - TS Phụng cho biết.
Thế mà ông Út Huy dám mò vô “vùng đất dữ” ấy nhận một lúc 240ha đất để khai hoang. Từ nhà vào khu đất hoang dã này cách 7km, nên từ tờ mờ sáng ông Út Huy đã cuốc bộ vào khai khẩn, đến tối mịt với về nhà.
Theo TS Phụng, việc “đánh thức” Đồng Tháp Mười thành công là dựa trên quy luật “né phèn chứ không đối đầu” với chiến thuật “ém phèn tầng sâu, rửa phèn tầng mặt” nói nôm na là “đáy ướt, mặt khô”. Lúc bấy giờ, mặc dù không am hiểu chiến thuật này, nhưng ông Út Huy vẫn biết rằng phải đào kênh sổ phèn, dẫn ngọt, dùng vôi khử phèn và đắp đê lửng để lấy phù sa khi lũ về nhằm tăng độ phù sa cho đất.
Nghĩ là làm, ông cho đào kênh Đông, kênh Tây và những con kênh nhỏ xẻ dọc, ngang khu đất 240ha, tổng cộng dài gần 20km. Sau này chính quyền thấy những tuyến kênh có hiệu quả nên đã cho nối thông với các kênh khác trên địa bàn. Cùng với việc đào kênh, ông Huy cho đắp đê lửng vây khu đất chờ lấy phù sa khi lũ về.
Giờ ngồi “trà dư, tửu hậu”, ông vẫn cảm thấy rất tự hào vì mình đã đúng khi làm những việc này để khai hoang ở vùng đất phèn chua. Mô hình đắp đê lửng để lấy phù sa trên vùng đất ngập nước ấy của ông Út Huy, nhiều năm sau chính quyền ở ĐBSCL mới vận động nông dân triển khai.
Những thùng chuối xuất khẩu với thương hiệu Fohla của trang trại ông Út Huy. Ảnh: Đình Thi
Giờ, trên vùng đất rộng 120ha, ông Út Huy chia một nửa trồng chuối xuất khẩu, số còn lại trồng bưởi da xanh, mít, xoài, lúa và nuôi bò wagyu. Ở lĩnh vực sản xuất cây, con nào ông Út Huy cũng là tỷ phú: tỷ phú chuối, tỷ phú bò, tỷ phú bưởi da xanh…
Tuy nhiên, việc dùng vôi để khử phèn lại là một phương pháp thất bại. Ông Út Huy cho rằng, với tính pH cao, vôi sẽ khử được phèn, nhưng ông không biết vôi cũng sẽ làm chai đất. “Sau bước đầu cải tạo đất, tôi cho trồng cây. Thời gian đầu, cây cối mọc xanh um, nhưng rồi dần lụi tàn. Lúc ấy tôi phát hiện đất đang dần chai sạn nguyên nhân chính là do dùng vôi khử phèn” - ông Út Huy thổ lộ.
Giờ thì ông nghiệm ra, khai hoang vùng đất phèn chỉ có cách đào ao, đắp đê lửng và dùng phân hữu cơ chứ không phải hóa chất.
20 năm vào khai hoang, mở đất trên vùng đất Maren, thay đổi gần 20 loại cây trồng, vật nuôi, cho đến giờ chính cây mía mới là cây ông Út Huy mang ơn nhiều nhất: “Không có cây mía, tôi đã không thể khai hoang vùng đất này. Nhờ cây mía, mới có tôi như ngày nay”.
Theo TS Phụng, ngay ban đầu chọn cây mía làm cây khởi nghiệp trên vùng đất phèn chua là một chọn lựa khôn ngoan của ông Út Huy. Vì chỉ có loại cây “nồi đồng, cối đá” này mới đương đầu được với “vùng đất dữ”.
Tiên phong canh tác hữu cơ
Giờ, trên vùng đất rộng 120ha, ông Út Huy chia một nửa trồng chuối xuất khẩu, số còn lại trồng bưởi da xanh, mít, xoài, lúa và nuôi bò wagyu. Ở lĩnh vực sản xuất cây, con nào ông Út Huy cũng là tỷ phú: tỷ phú chuối, tỷ phú bò, tỷ phú bưởi da xanh… “Điều đáng trân trọng là ông Út Huy đang đi tiên phong trong việc canh tác hữu cơ” - TS Phụng nhận xét.
Ông Huy hướng dẫn nhân công trong việc chăm sóc trái chuối xuất khẩu. Ảnh: T.T.Đ
Hôm chúng tôi đến, ông Út Huy cho biết vừa nhập về 30 container… phân gà. Được hỏi, phân gà trong nước đâu thiếu, sao phải nhập từ nước ngoài, ông lắc đầu: “Phân chưa được khử mùi nên không dùng được”. Mỗi tháng ông sử dụng hết 30 container phân gà do tính ổn định và đảm bảo chất lượng sản phẩm.
Năm 2016, trang trại ông Út Huy sản xuất khoảng 4.000 tấn chuối. 15 tấn chuối trong số này đã chính thức được bày bán tại siêu thị Don Kihote (Nhật Bản). Mục tiêu của ông Út Huy là năm 2017 sản lượng chuối đạt 7.000 tấn và 70% số này sẽ xuất sang thị trường khó tính Nhật Bản.
“Người Nhật yêu cầu sản phẩm phải chất lượng và minh bạch trong truy xuất nguồn gốc. Người Nhật không quan tâm nhà sản xuất có VietGAP hay GloboGAP, mà họ cần sản phẩm làm ra phải đáp ứng yêu cầu thị trường Nhật. Hiện, tui làm theo kiểu VietGAP cộng… Nhật GAP” - ông nói vui. Ngoài thị trường Nhật, ông Huy còn đang xuất chuối sang Trung Quốc và Malaysia. Công ty của ông đang đàm phán để bán chuối cho Hàn Quốc.
“Tôi rất tán thành với cách làm nông nghiệp hướng đến thị trường của ông Út. Ông Út đã kết nối được thị trường, từ đây ông biết sẽ phải làm gì để đáp ứng nhu cầu thị trường. Chắc chắn điều này sẽ là xu hướng sản xuất thời gian tới của nông nghiệp Việt Nam” - TS Phụng nhận xét.
Trong buổi cơm đãi khách, ông Út Huy dọn lên bàn những món ông cho là “cây nhà, lá vườn” của trang trại với thịt bò wagyu mềm, ngọt, gạo dẻo thơm lừng và bưởi da xanh tráng miệng ngọt thanh. Tất cả sản vật này được nuôi, trồng theo hướng canh tác hữu cơ.
Có thể bạn quan tâm
Từ tay trắng, ông Hồ Văn Kiệt gây dựng được vườn bưởi da xanh 300 gốc, mỗi năm thu một tỷ đồng. Mô hình VietGap trồng bưởi da xanh chất lượng vietgap
Khởi nghiệp từ năm 2009 với mô hình kinh tế VAC, đến nay, anh Nguyễn Văn Luật, xóm Tây Cát, xã Hải Đông (Hải Hậu - Nam Định) đã trở thành tỷ phú
Ở tuổi 63, khi đã thành công với mô hình vườn – rừng với doanh thu mỗi năm 20 tỷ đồng; điều hành 2 công ty, có trên 51ha đất trồng rừng, vườn cây ăn trái