Lão Nông "Đời Mới"
Ông Hoàng Văn Lập (69 tuổi, xã Thanh Bình, huyện Trảng Bom) là nông dân trồng tiêu giỏi tại địa phương, luôn tiên phong ứng dụng cái mới vào sản xuất. Nhờ đó, vườn tiêu rộng hơn 1 hécta 14 năm tuổi của ông luôn cho năng suất cao, ổn định với chi phí sản xuất thấp.
* Chuộng cái mới
Ông Lập kể: “Nhiều năm nay, tôi tự ủ khoảng 30 tấn phân hữu cơ/năm để bón cho vườn tiêu. Tôi không lạm dụng sử dụng phân, thuốc hóa học mà chuyển sang dùng các loại thuốc sinh học trong phòng trừ sâu bệnh... So với cách làm thông thường, đây là hướng sản xuất an toàn, giảm chi phí đầu tư mà năng suất cây trồng lại tăng. Quan trọng nhất, cây tiêu được dưỡng tốt nên vòng đời được kéo dài, năng suất luôn giữ ổn định ở mức cao”.
Ông Lập cũng là một trong những nông dân sớm ứng dụng hệ thống tưới nước, bón phân tiết kiệm tại địa phương. Khi lắp đặt hệ thống tưới, ông tự thử nghiệm để đo được một giờ tưới nước vào gốc tiêu được bao nhiêu mét khối, cách nước thấm vào đất... Từ đó, ông cải tiến thêm ống nước tưới vào gốc thành 2 ống, thay vì chỉ có 1 ống, nhằm đảm bảo nước thấm đều và không lãng phí nước, phân.
Từ năm 2009, ông Lập đã thử nghiệm mô hình trồng đậu phộng dại trong vườn tiêu. Mô hình này giúp che phủ tránh cỏ, tránh xói mòn, ngoài việc giữ độ ẩm cho đất còn có nhiều tác dụng, như: tạo vi sinh vật có ích, giúp các loại côn trùng có lợi phát triển nhằm cải tạo đất, giảm lây lan nấm, bệnh…
Mỗi năm, ông cắt cỏ đậu phộng 2 lần để loại cỏ này không phát triển quá tốt để tránh bị hao hụt tiêu khi rụng xuống bị lẫn vào cỏ. Mô hình này hiện được nhiều nông dân trong và ngoài tỉnh ứng dụng.
* Tư duy làm nông khoa học
Lão nông Hoàng Văn Lập chia sẻ: “Tôi không ngại ứng dụng, thử nghiệm những cái mới trong sản xuất. Nhưng quan trọng là trước khi đưa vào thử nghiệm, tôi luôn tìm hiểu thật kỹ và nắm vững vấn đề. Khi nghe mô hình trồng tiêu ghép đạt hiệu quả cao, tôi đã tìm đến tận vườn tiêu ghép tham quan, tìm hiểu và mang dây tiêu ghép về quan sát. Có dịp đi các tỉnh thành, tôi đều tìm đến những nông dân giỏi trồng tiêu để hỏi về giống mới này”.
Ông Lập kể: “Tôi vốn học ngành luật, sau năm 1975 mới bắt đầu học cầm cuốc. Mọi công đoạn từ bón phân, sử dụng thuốc... đều phải tìm hiểu kỹ từ sách vở đến thực tế ứng dụng. Khi bắt đầu chuyển sang trồng tiêu, tôi không chỉ tham gia tất cả các lớp tập huấn về kỹ thuật tại địa phương mà tự đúc kết kinh nghiệm từ thực tế. Đi đâu thấy vườn tiêu đẹp hoặc vườn tiêu chết, tôi cũng vào tìm hiểu nguyên nhân”.
Với ông, làm nông không chỉ là việc chân tay mà còn phải làm việc tư duy thật khoa học. Thú vui của lão nông sắp bước vào tuổi “thất thập cổ lai hy” này là tham gia các diễn đàn hướng dẫn, chia sẻ kinh nghiệm làm nông. Nhiều đoàn khách nước ngoài đến tham quan mô hình sản xuất hiệu quả, nông dân Hoàng Văn Lập có thể thoải mái trò truyện với họ bằng ngoại ngữ.
Có thể bạn quan tâm
Ngày 24.3, ông Lê Ngọc Pháp, Chi cục trưởng Chi cục Thú y tỉnh, cho biết: Từ ngày 20.3 đến nay, đàn vịt tơ nuôi tại 4 hộ ở xã Hoài Đức (Hoài Nhơn) đã xuất hiện tình trạng vịt chết lẻ tẻ, qua lấy mẫu xét nghiệm, cơ quan Thú y vùng 4 Đà Nẵng đã phát hiện vịt chết do vi-rút cúm A (H5N1).
Gà chín cựa tưởng chỉ có trong truyền thuyết Sơn Tinh - Thuỷ Tinh. Ít ai ngờ, nó là giống có thật ngoài đời. Càng bất ngờ hơn, một chàng trai 29 tuổi, lặn lội từ TP.HCM ra cội nguồn giống gà này ở tận nơi đất tổ, rước về phương Nam và đã nhân giống thành công.
Theo Chi cục Thủy sản Yên Bái, vừa qua, gia đình anh Trần Đức Phương ở thôn 6, xã Vân Hội, huyện Trấn Yên, tỉnh Yên Bái đã dùng phương pháp thụ tinh nhân tạo cho cá nheo và đạt kết quả cao, tỷ lệ trứng nở thành cá nheo giống đạt trên 80%.