Làm Rõ Nguyên Nhân Sư Tử Biển Chết

Ông Lê Minh Phú, Chi cục phó Chi cục bảo vệ nguồn lợi thủy sản Quảng Bình cho biết, cơ quan này đang cử cán bộ đến gia đình ông Nguyễn Văn Diện để điều tra nguyên nhân cái chết của con sư tử biển, qua đó sẽ làm rõ trách nhiệm liên quan...
Ông Lê Minh Phú cho biết trước đó, vào đầu tháng 8/2011, khi nghe tin về việc ngư dân tại xã Quảng Đông, Quảng Trạch bắt được sư tử biển, Chi cục đã cử cán bộ trực tiếp làm việc với gia đình ông Nguyễn Văn Diện để gia đình giao nộp con sư tử biển cho cơ quan chức năng thả nó về với tự nhiên nhưng gia đình ông Diện không chấp nhận.
Sau những yêu cầu quyền lợi từ phía gia đình ông Diện, đến giữa tháng 8, đoàn kiểm tra liên ngành của tỉnh Quảng Bình đã có biên bản làm việc giữa các bên liên quan để tìm hướng giải quyết.
Theo đó, đoàn kiểm tra liên ngành quyết định để gia đình ông Diện nuôi con sư tử biển tại gia đình đến ngày 24/8, kinh phí nuôi sẽ giải quyết khi có tờ trình từ phía gia đình.
Cũng theo ông Phú, trong thời gian qua, phía Chi cục đã liên hệ với Viện đại dương học Nha Trang và cơ quan này đã đồng ý tiếp nhận con sư tử biển này nên Chi cục đã cử cán bộ tới để nhận con sư tử biển nhưng phía gia đình không đồng ý và yêu cầu chi trả kinh phí mà gia đình đã nuôi sư tử biển trong thời gian qua là 25 triệu đồng.
Do từ trước tới nay chưa có tiền lệ xử lý việc này nên sư tử biển vẫn được nuôi tại gia đình ông Diện. Sau đó, nhiều lần Chi cục bảo vệ nguồn lợi thủy sản và Sở Nông nghiệp Phát triển nông thôn tỉnh Quảng Bình có công văn để tuyên truyền và vận động gia đình ông Diện trao trả con sư tử biển cho cơ quan chức năng nhưng phía gia đình vẫn không đồng ý.
Kết quả sau hai tháng nuôi tại nhà ông Diện, con sư tử biển này đã chết.
Về việc có ý kiến cho rằng sư tử biển chết do không đủ thức ăn, ông Phú nói rằng khi chưa có kết luận kiểm tra thì không thể khẳng định như vậy được. Mặt khác, sư tử biển vốn là loài động vật sống ở vùng ôn đới nên khi nuôi tại Việt Nam thì rất khó có thể thích ứng được. Tuy nhiên, nguyên nhân cái chết của con sư tử biển vẫn cần kiểm tra để làm rõ.
Trước đó, phía gia đình ông Nguyễn Văn Diện, người đã nuôi sư tử biển trong gần hai tháng qua lại khẳng định con sư tử biển này chết đói do gia đình không đủ điều kiện để cung cấp thức ăn.
Theo ông Diện, mỗi ngày sư tử biển ăn từ 3 đến 5kg cá tươi, với giá khoảng 100.000 đồng. Cũng theo ông Diện, trong hai tháng qua, phía Chi cục bảo vệ nguồn lợi thủy sản Quảng Bình mới cử cán bộ tới xem xét tình hình và kiểm tra sức khỏe của sư tử biển khoảng hai, ba lần.
Còn vấn đề giao nhận sư tử biển thì theo như biên bản liên ngành làm việc là ngày 24/8 sẽ nhận và chi trả kinh phí nuôi cho gia đình nhưng qua hơn một tháng so với ngày hẹn vẫn không thấy động tĩnh gì.
Đã có lần gia đình hết tiền mua thức ăn cho sư tử biển nên đã làm tờ trình xin kinh phí nhưng không có cơ quan nào hồi âm.
Có thể bạn quan tâm

Theo số liệu thống kê chưa đầy đủ, ngoài hơn 50ha quýt đường của gần 100 hộ dân được trồng xen với cây lá dừa nước của hợp tác xã Thuận Phú (ấp Long Trị, xã Bình Phú, Càng Long) đã “ăn nên làm ra” (bình quân 01ha, nhà vườn thu nhập từ 100-120 triệu đồng/năm) thì địa bàn huyện Càng Long còn khoảng 200ha vườn cây có múi được trồng rải rác (chanh, bưởi, quýt, cam...các loại) ở các xã trong huyện. Đặc biệt, do những năm qua, một số trái cây: Xoài, dừa, chanh… giá không ổn định, nhà vườn Càng Long có hướng chuyển dịch cơ cấu cây trồng, bưởi da xanh được chọn làm cây trồng chủ lực. Từ đó, bưởi da xanh “đứng đầu bảng” về giá (đối với cây có múi), nhưng năm nay, dịch bệnh đã tấn công mạnh, làm cho nhiều nhà vườn lúng túng, không chống chọi nổi, đang rất cần nhà khoa học vào cuộc.

Mới đây, tại TP Long Xuyên, tỉnh An Giang diễn ra Hội nghị thành lập Hiệp hội Cá tra Việt Nam nhiệm kỳ I (2013 - 2015). Hiệp hội ra đời vào thời điểm ngành hàng cá tra của Việt Nam đang đứng trước rất nhiều khó khăn, thách thức. Song, từ người nuôi đến doanh nghiệp (DN), các nhà quản lý đều mong mỏi Hiệp hội sẽ là cầu nối vững chắc để sắp xếp, ổn định lại trật tự và thúc đẩy sự phát triển bền vững của ngành hàng mang tính chiến lược quốc gia.

Phong trào nuôi nhím cách đây vài năm, nhiều gia đình tại Bắc Ninh đã bỏ ra khoản đầu tư lớn để nuôi loài động vật hoang dã này. Để rồi có những hộ chưa kịp “giàu” vì nhím đã lao đao khi giá bán nhím rớt thê thảm, hàng loạt hộ đành ngậm ngùi bán tháo để chuyển sang ngành nghề khác.