Giá / Mô hình kinh tế

Làm Giàu Từ Sản Xuất Giống Cây Lâm Nghiệp

Làm Giàu Từ Sản Xuất Giống Cây Lâm Nghiệp
Tác giả: 
Ngày đăng: 18/02/2014

Những năm gần đây, nghề ươm giống cây lâm nghiệp đã mang lại hiệu quả kinh tế cao, góp phần xóa đói, giảm nghèo cho nhiều hộ gia đình trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa, nhất là ở khu vực miền núi.

Hiện nay đang là thời điểm trồng rừng vụ xuân nên các hộ gia đình ở thôn 2, xã Minh Sơn (Triệu Sơn) khá bận rộn cung ứng cây giống ở vườn ươm cho khách hàng. Bác Nguyễn Văn Trọng, một chủ vườn ươm giống cây lâm nghiệp, cho biết: Trước đây, gia đình chủ yếu làm nông nghiệp nên điều kiện kinh tế khó khăn, tôi xoay đủ nghề mà vẫn nghèo.

Năm 2003, tôi và nhiều hộ dân trong xã tham gia lớp tập huấn về kỹ thuật ươm giống cây lâm nghiệp do Chi cục Lâm nghiệp Thanh Hóa tổ chức, gia đình đầu tư ươm 1 sào keo lai, sau 3 tháng xuất bán, thấy hiệu quả kinh tế cao. Đến nay, gia đình tôi mở rộng vườn ươm với diện tích 3 sào, hàng năm xuất bán ra thị trường hơn 60 vạn cây keo lai, 20 vạn cây lát..., trừ chi phí gia đình thu lãi hơn 100 triệu đồng.

Vụ này, gia đình ông Lê Văn Long ở thôn 2, xã Minh Sơn ươm 2 sào keo tai tượng, nhờ được đầu tư chăm bón đúng quy trình kỹ thuật, nên cây giống của gia đình phát triển tốt. Ước tính mỗi sào bán ra thị trường khoảng 5 vạn cây, với giá bán tại vườn là 3,5 đồng/cây, cho thu nhập 17,5 triệu đồng đồng/sào.

Ngoài ra, gia đình ông còn trồng các loại giống cây khác như: lát, xoan, sao đen... vườn ươm của gia đình ông đang tạo việc làm ổn định cho 3 lao động với thu nhập 3,5-4 triệu đồng/người/tháng. Vào những thời điểm đóng bầu ươm cây giống, ông còn tạo việc làm thời vụ cho 10 lao động địa phương.

Là xã thuộc vùng đồi núi thấp có khí hậu tương đối thuận lợi cho sự sinh trưởng và phát triển của các loại cây giống, Minh Sơn hiện có 80 hộ ươm cây giống, tập trung chủ yếu quanh núi Rùa và thôn 1, 2.

Ông Trịnh Công Sỹ, Chủ tịch UBND xã Minh Sơn, khẳng định: Nghề ươm cây giống bắt đầu từ năm 2003 và phát triển đến nay. Hàng năm, nghề này mang lại doanh thu từ 2,5 đến 3 tỷ đồng và đang góp phần tạo việc làm, thu nhập ổn định cho hàng trăm lao động địa phương.

Nhiều hộ gia đình đã thoát nghèo vươn lên làm giàu từ nghề ươm giống cây lâm nghiệp. Để nghề ươm giống cây phát triển hơn nữa, xã đã và đang tạo điều kiện để nhân dân được vay vốn đầu tư sản xuất, mở rộng diện tích, tạo điều kiện thuận lợi cho người dân có nhu cầu thuê đất từ 1 đến 1,5 ha trở lên để đầu tư trang trại sản xuất cây giống lâm nghiệp.

Trong những năm qua, các đơn vị, tổ chức, cá nhân, hộ gia đình sản xuất giống và kinh doanh giống cây lâm nghiệp trên địa bàn tỉnh đã cơ bản bảo đảm cung cấp giống cây lâm nghiệp, góp phần đẩy nhanh tốc độ trồng rừng. Tuyển chọn và lai tạo các giống cây có năng suất, chất lượng cao phục vụ các chương trình, dự án trồng rừng.

Nghề ươm giống cây lâm nghiệp cũng đang tạo việc làm có thu nhập ổn định cho hàng nghìn người dân. Theo kế hoạch, năm 2014 toàn tỉnh phấn đấu trồng 10.860 ha rừng tập trung, chính vì vậy cần một số lượng giống cây trồng tương đối lớn. Đây là điều kiện để các địa phương phát triển nghề ươm giống cây lâm nghiệp.v


Có thể bạn quan tâm

Liên Kết Bám Biển Thời Xăng Dầu Tăng Giá Liên Kết Bám Biển Thời Xăng Dầu Tăng Giá

Chỉ trong vòng hơn 1 tháng giá xăng dầu tăng 3 lần, hàng ngàn tàu cá trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế gặp khó. Chi phí nhiên liệu tăng cao nhưng tôm, cá, mực... lại mất giá; sau chuyến biển thu không đủ bù chi. Khoảng nửa tháng nay, nhiều chiếc tàu ra khơi cầm chừng.

18/02/2014
Keo Giống Hút Hàng Keo Giống Hút Hàng

Gần đây, do lợi nhuận từ việc trồng keo giấy khá cao, nông dân Khánh Vĩnh (Khánh Hòa) mở rộng diện tích trồng keo giấy vụ mới. Hiện nay, các vườn ươm tại Khánh Vĩnh (Khánh Hòa) bán cây con (chủ yếu giống keo giâm hom) dao động từ 600 đồng đến 700 đồng/1 cây keo giấy, tuy nhiên nguồn cung cũng chỉ đủ đáp ứng khoảng 70% nhu cầu trồng rừng của người dân. Trung tâm Dịch vụ thương mại Khánh Vĩnh đã mua 165.000 cây keo lai giâm hom từ các tỉnh khác để đáp ứng nhu cầu trồng rừng của bà con.

18/02/2014
Triển Vọng Nghề Nuôi Tôm Càng Xanh Thương Phẩm Triển Vọng Nghề Nuôi Tôm Càng Xanh Thương Phẩm

Hàng chục hộ dân trên địa bàn thành phố Hòa Bình tham gia mô hình nuôi tôm càng xanh thương phẩm vừa hoàn tất vụ thu hoạch. Kết quả mang lại khả quan với 1 ha trong mô hình, thời gian nuôi 6 tháng, các hộ thu được hơn 1.800 kg tôm càng xanh thương phẩm, trị giá gần 400 triệu đồng.

18/02/2014