Giá / Mô hình kinh tế

Làm Giàu Từ Nuôi Dế Và Lợn Rừng

Làm Giàu Từ Nuôi Dế Và Lợn Rừng
Tác giả: 
Ngày đăng: 12/03/2012

Khi chúng tôi đến nhà, anh Hoà dẫn vào gian bếp, trong đó đặt khoảng 30 chậu nuôi dế khá ngăn nắp; tuyệt nhiên không có mùi hôi như nuôi các loài vật khác. Anh bảo “Không gì sạch sẽ bằng nuôi dế. Dế rất dễ nuôi, chuồng trại đơn giản, chỉ cần mua chậu nhựa to để thả giống, mỗi chậu thả từ 300 - 500 con. Đặt 1 - 2 chiếc rế (rổ) nhỏ vào chậu cho dế bò. Thức ăn chủ yếu là cám công nghiệp trộn cám gạo nghiền mịn (tỉ lệ trộn 50/50), đổ vào chiếc bát nhỏ cho chúng ăn. Ngoài ra dế còn ăn lá rau khoai lang, rau muống, vỏ dưa hấu…”. 
Tìm hiểu cách nuôi dế của anh Hoà được biết, từ khi nuôi đến lúc dế đẻ trứng khoảng 2 tháng. Trước khi dế “vượt cạn”, đổ đất ẩm vào khay tròn nhỏ (bằng bê tông giống như gạt tàn thuốc lá). Khay đẻ được đặt vào thùng dế bố mẹ hằng ngày. Cứ sau mỗi ngày khay đẻ được lấy ra đưa đi ấp, sau đó đưa khay mới vào thùng nuôi để dế đẻ tiếp.

Mỗi ngày 30 con dế mẹ có thể đẻ hàng nghìn trứng vào khay đẻ. Mỗi thùng nuôi cho ghép 30 con cái và 15 con đực trưởng thành. Nhiệt độ cần cho trứng nở khoảng 24 - 25 độ C. Khi thấy dế đã nở hết, lấy khay đẻ ra khỏi thùng và chuyển dế con vào thùng nuôi. Khi nuôi dế chú ý phòng tránh kiến, chậu nuôi phải có nắp đậy để tránh chuột. 
Dế chỉ đẻ trong vòng hai tháng là thải loại. Hằng ngày phun nước vào khay đất để duy trì độ ẩm, trứng sẽ không bị ung; khoảng 15 ngày sau trứng nở (thường thì đạt tỉ lệ 1 đực 2 cái). 
Cũng theo anh Hoà, nuôi dế từ lúc mới nở đến khi xuất chuồng khoảng từ 45 - 60 ngày, trước khi xuất bán rút đuôi cho dế chết. Từ ngày thứ 45 trở đi dế phát triển cánh. Ngày tuổi 60 trở đi là giai đoạn dế trưởng thành, bắt đầu sinh sản. Hiện giá dế thương phẩm 200.000đồng/kg (khoảng 1.000 con). Trong khi đó, anh Hoà bán dế giống tới 10.000 đồng/con. Anh giải thích, dù con dế xuất chuồng có thể nuôi sinh sản nhưng vì “nguyên tắc” phải rút đuôi cho chúng chết hết. Bởi lâu nay người bắt đầu mua dế về nuôi đều phải mua giống với giá cao như vậy. Khi nuôi được, họ đều giữ giá bán giống 10.000đ/con thì mới có lãi… 
Nuôi lợn rừng, 1 vốn… 10 lời 
Nhân có hai vị khách đến hỏi mua giống lợn rừng, anh Đào Bá Hoà khoe: “Tôi cũng mua giống lợn rừng Thái Lan ở Củ Chi về nuôi, đến nay đã nhân được 40 con, trong đó có 2 con đang sinh sản, 3 con đực giống. Đất chật quá phải chuyển cả đàn lợn sang nuôi nhờ nhà bố vợ. Nuôi lợn rừng chi phí ít lại dễ nuôi, không giống như nuôi lợn nái. Thức ăn cho lợn rất đơn giản như bèo, lá khoai, ngọn mía, hoa quả dập… Mỗi ngày tôi mua 1 thùng nước bỗng rượu, bã đậu cho chúng ăn, đặt biệt không cho ăn cám công nghiệp”. 
Anh Hoà cũng cho hay, lợn rừng hầu như ít có bệnh, lợn sinh sản mỗi lứa từ 6 - 7 con, lợn con nuôi khoảng 2 tháng thì tách mẹ. Giống lợn này từ 6 - 7 tháng bắt đầu giao phối, chửa 4 tháng đẻ. Lợn rừng nuôi thương phẩm từ 25 - 30 kg đủ tiêu chuẩn xuất chuồng, bán tại chỗ 200.000đ/kg hơi mà không nuôi kịp để xuất.

Còn giá mỗi con lợn giống khoảng 10 kg là 4 triệu đồng. Khi tôi hỏi mua lợn giống về nuôi, anh Hoà cho biết: “Khách đặt giống lợn từ mấy tháng trước rồi, lợn đẻ ra đến đâu tiêu thụ hết đến đấy, bây giờ chú đặt mua đến... mùa quýt sang năm cũng chưa có”. Theo tính toán của ông chủ trang trại này, mỗi con lợn rừng thương phẩm bán ra từ 6 - 7 triệu đồng, trong khi chi phí nuôi chỉ tốn 600 - 700.000đ, quả là một vốn…mười lời.


Có thể bạn quan tâm

Trồng Mía Xen Lạc Sử Dụng Nilon Tự Hủy Trồng Mía Xen Lạc Sử Dụng Nilon Tự Hủy

Trong mấy năm gần đây phương pháp trồng mía xen đậu tương hoặc lạc có che phủ nilon tự hủy của Trường ĐHNN1 Hà Nội đã được bà con nông dân áp dụng rộng rãi tại nhiều vùng trồng mía nguyên liệu vụ xuân ở các tỉnh phía Bắc như Thanh Hoá, Hoà Bình, Tuyên Quang v.v...cho hiệu quả cao.

12/03/2012
Quy Trình Nuôi Tôm Công Nghiệp Khép Kín Quy Trình Nuôi Tôm Công Nghiệp Khép Kín

Sau một thời gian dài đối mặt triền miên với dịch bệnh, hàng loạt đầm tôm công nghiệp của người dân trên địa bàn huyện Đầm Dơi (Cà Mau) bỏ trống. Thế nhưng, những tháng gần đây nuôi tôm công nghiệp có dấu hiệu phục hồi trở lại khi quy trình sản xuất cũ được thay đổi bằng quy trình nuôi mới an toàn, đạt chất lượng, hiệu quả cao. Đây thật sự là một tín hiệu vui không chỉ cho nông dân mà còn cho nền kinh tế của huyện.

12/03/2012
Chiêm Ngưỡng Bụi Củ Mì Khổng Lồ Chiêm Ngưỡng Bụi Củ Mì Khổng Lồ

Những ngày qua, nhiều người dân hiếu kỳ kéo đến chùa Phước Thạnh - Cây Dương (ấp Phước Thuận, xã Phước Chỉ, huyện Trảng Bàng - Tây Ninh) để chiêm ngưỡng bụi củ mì khổng lồ nặng trên 90kg, trong đó củ to nhất có chiều dài khoảng 1m, nặng gần 12kg.

12/03/2012