Làm Giàu Nhờ Chuyên Đề Kinh Tế VAC
Đến thăm mô hình kinh tế VACR của chị Ra Phát Thị Gấm, người Cơ Tu ở thôn Brùa, xã Jơ Ngây (Đông Giang - Quảng Nam), chúng tôi thật sự thán phục trước sự đảm đang của chị.
Sau khi pha trà mời khách, chị Gấm bắt đầu kể về hành trình làm giàu của mình: “Cách đây 3 tháng, gia đình tôi có mua 100 con gà Sao giống về nuôi. Hiện có rất nhiều người tìm đến mua, tôi bán với giá 150.000 đồng/kg”. Không chỉ nuôi gà, chị còn nuôi thêm cá nước ngọt và hơn 3.000 con ếch giống. Mỗi năm, chị xuất bán ếch 2 đợt, thu nhập 15 triệu đồng. Ngoài ra, chị còn nhận trồng 5ha rừng keo lai, nuôi 7 con heo rừng… tổng thu nhập của gia đình đạt 60 – 70 triệu đồng/năm.
Chị Gấm tâm sự: “Cách đây hơn 10 năm, gia đình tôi thuộc diện đói nghèo, chủ yếu do thiếu vốn, thiếu kiến thức. Nhờ các kinh nghiệm, tiến bộ kỹ thuật trên tờ Kinh tế VAC Chuyên đề dân tộc thiểu số và miền núi của báo Kinh tế nông thôn, tôi đã có thêm kiến thức để lựa chọn mô hình thích hợp. Vốn đã có Nhà nước cho vay, mình chỉ cần chịu khó là sẽ thành công”.
Nói về kinh nghiệm nuôi gà Sao, chị chia sẻ: “Chuồng trại phải cao ráo, khô thoáng, sạch sẽ; dọn vệ sinh, sát trùng định kỳ. Gà Sao bay rất giỏi nên tôi phải nuôi trong chuồng có mái che. Trong chuồng, gà ngủ trên sạp cách mặt đất khoảng 0,6m, sạp làm bằng thân lồ ô có khe hở. Dưới sạp là lớp trấu. Chung quanh chuồng có giăng lưới để gà không bay ra ngoài. Gà Sao là loài ăn tạp, từ lúa, gạo, cám gia cầm đến chuối cây xắt trộn cám, rau lang, rau muống, cỏ... Tuy là giống kháng bệnh tốt nhưng cũng phải chú ý phòng bệnh. Thường thì gà Sao chỉ mang bệnh ở 2 dạng: tiêu hóa (viêm ruột) và hô hấp khiến gà ủ rũ. Khi thấy gà có những biểu hiện này, chỉ cần mua kháng sinh pha nước uống hay trộn thức ăn là được”.
Cũng nhờ mô hình VACR mà gia đình chị Gấm đã thoát nghèo, 4 năm liền, chị đạt danh hiệu Nông dân sản xuất giỏi cấp tỉnh. Có thể nói, đây là mô hình nuôi gà Sao đầu tiên của đồng bào dân tộc miền núi tỉnh Quảng Nam, tuy vẫn trong giai đoạn thử nghiệm nhưng hiệu quả đã phần nào được khẳng định. Hy vọng trong tương lai, mô hình này sẽ mở ra hướng đi mới cho đồng bào Cơ Tu ở các huyện miền núi Quảng Nam cơ hội phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo.Đến thăm mô hình kinh tế VACR của chị Ra Phát Thị Gấm, người Cơ Tu ở thôn Brùa, xã Jơ Ngây (Đông Giang - Quảng Nam), chúng tôi thật sự thán phục trước sự đảm đang của chị.
Sau khi pha trà mời khách, chị Gấm bắt đầu kể về hành trình làm giàu của mình: “Cách đây 3 tháng, gia đình tôi có mua 100 con gà Sao giống về nuôi. Hiện có rất nhiều người tìm đến mua, tôi bán với giá 150.000 đồng/kg”. Không chỉ nuôi gà, chị còn nuôi thêm cá nước ngọt và hơn 3.000 con ếch giống. Mỗi năm, chị xuất bán ếch 2 đợt, thu nhập 15 triệu đồng. Ngoài ra, chị còn nhận trồng 5ha rừng keo lai, nuôi 7 con heo rừng… tổng thu nhập của gia đình đạt 60 – 70 triệu đồng/năm.
Chị Gấm tâm sự: “Cách đây hơn 10 năm, gia đình tôi thuộc diện đói nghèo, chủ yếu do thiếu vốn, thiếu kiến thức. Nhờ các kinh nghiệm, tiến bộ kỹ thuật trên tờ Kinh tế VAC Chuyên đề dân tộc thiểu số và miền núi của báo Kinh tế nông thôn, tôi đã có thêm kiến thức để lựa chọn mô hình thích hợp. Vốn đã có Nhà nước cho vay, mình chỉ cần chịu khó là sẽ thành công”.
Nói về kinh nghiệm nuôi gà Sao, chị chia sẻ: “Chuồng trại phải cao ráo, khô thoáng, sạch sẽ; dọn vệ sinh, sát trùng định kỳ. Gà Sao bay rất giỏi nên tôi phải nuôi trong chuồng có mái che. Trong chuồng, gà ngủ trên sạp cách mặt đất khoảng 0,6m, sạp làm bằng thân lồ ô có khe hở. Dưới sạp là lớp trấu. Chung quanh chuồng có giăng lưới để gà không bay ra ngoài. Gà Sao là loài ăn tạp, từ lúa, gạo, cám gia cầm đến chuối cây xắt trộn cám, rau lang, rau muống, cỏ... Tuy là giống kháng bệnh tốt nhưng cũng phải chú ý phòng bệnh. Thường thì gà Sao chỉ mang bệnh ở 2 dạng: tiêu hóa (viêm ruột) và hô hấp khiến gà ủ rũ. Khi thấy gà có những biểu hiện này, chỉ cần mua kháng sinh pha nước uống hay trộn thức ăn là được”.
Cũng nhờ mô hình VACR mà gia đình chị Gấm đã thoát nghèo, 4 năm liền, chị đạt danh hiệu Nông dân sản xuất giỏi cấp tỉnh. Có thể nói, đây là mô hình nuôi gà Sao đầu tiên của đồng bào dân tộc miền núi tỉnh Quảng Nam, tuy vẫn trong giai đoạn thử nghiệm nhưng hiệu quả đã phần nào được khẳng định. Hy vọng trong tương lai, mô hình này sẽ mở ra hướng đi mới cho đồng bào Cơ Tu ở các huyện miền núi Quảng Nam cơ hội phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo.
Có thể bạn quan tâm
Người đánh bắt cá, lươn bằng xuyệt điện đi qua thì cánh đồng, khúc sông "ngoắc ngoải" bởi sự đánh bắt tận diệt của con người. Trên thực tế, tình trạng đánh bắt thủy sản bằng xung điện đang tăng dần, môi trường sống bị đe dọa nếu không có biện pháp ngăn chặn quyết liệt…
Sau một thời gian dài bị các loại cây trồng khác “lấn át”, tới cuối năm 2012 toàn tỉnh đã có 3.888 ha dâu với năng suất lá bình quân 113 tạ/ha, sản lượng 42.348 tấn và hiện đang phát triển nhanh trở lại ở các địa phương trong tỉnh Lâm Đồng - trừ Đà Lạt và Lạc Dương. Mục tiêu của UBND tỉnh giao cho Sở NN-PTNT và các huyện, thành phố trong tỉnh là tới cuối năm 2013 này phải nâng diện tích cây dâu tằm của địa phương lên trên 4.065 ha.
Trong đó yêu cầu các địa phương tập trung nguồn nhân lực, máy móc khẩn trương thu hoạch lúa đông xuân 2012 - 2013 theo phương châm "xanh nhà hơn già đồng", thu hoạch đến đâu làm đất tới đó.