Giá / Tin thủy sản

Lá cây Trà mủ giảm thiệt hại bệnh do vi khuẩn trên cá

Lá cây Trà mủ giảm thiệt hại bệnh do vi khuẩn trên cá
Tác giả: Trị Thủy (Lược dịch)
Ngày đăng: 24/12/2019

Một nghiên cứu thực tế mới đây mang đến cho người nuôi và các nhà khoa học về một nguồn nguyên liệu mới có khả năng ứng dụng cao tại Việt Nam.

Cây Trà mủ hay còn gọi là giá - thực vật phổ biến ở rừng ngập mặn Việt Nam. Ảnh: Phùng Mỹ Trung/vncreatures

Cá là một thành phần không thể thiếu trong chế độ ăn của con người. Chúng có đặc tính dinh dưỡng và có hiệu quả sản xuất cao hơn so với các hệ thống sản xuất động vật khác; do đó, chung xứng đáng được chú ý nhiều hơn trong các chính sách thực phẩm (FAO, 2016). 

Bệnh là một trở ngại chính đối với quá trình nuôi trồng thủy sản và cản trở phát triển kinh tế ở nhiều nước (Subasinghe và cộng sự, 2001). Một trong những tác nhân gây bệnh quan trọng nhất đối với con người và động vật là vi khuẩn Streptococcus agalactiae (Ma và cộng sự, 2016). Vi khuẩn gây ra vấn đề rất lớn trong nuôi trồng thủy sản nước ngọt, liên tục đe dọa tính bền vững của ngành nuôi cá toàn cầu. Vì quá trình sản xuất bị cản trở bởi tỷ lệ chết cao của cá do S. agalactiae gây ra, nông dân thường sử dụng kháng sinh để điều trị và chống lại các bệnh do vi khuẩn này. Tuy nhiên, việc sử dụng liên tục các hợp chất kháng sinh này có thể dẫn đến nhiều vấn đề sức khỏe khác nhau; ngoài ra, còn phát triển tính kháng vi khuẩn của mầm bệnh. 

Là một liệu pháp thay thế cho thuốc kháng khuẩn thông thường, thảo dược đã được sử dụng rộng rãi trong thú y và y học của con người. Ngày nay, thảo dược cũng có vai trò quan trọng trong nuôi trồng thủy sản như các tác nhân dự phòng và điều trị chống lại các tác nhân gây bệnh như virus, kháng khuẩn, kháng nấm và ký sinh trùng.

Một số nhà nghiên cứu đã cố gắng sử dụng các sản phẩm thực vật tự nhiên của rừng ngập mặn như cây Trà Mủ Excoecaria agallocha trong việc điều trị các bệnh do vi khuẩn gây bệnh do nó có chứa các đặc tính kháng khuẩn và tiềm năng điều trị lớn. Cây giá ở Việt Nam còn được gọi là cây mù mặt hay cây Trà mủ. Chiết xuất lá Trà mủ E. agallocha đã cho thấy có chúng có chứa một số hợp chất peptid có khả năng ức chế sự phát triển của vi khuẩn bằng cách kích thích thành tế bào và làm đông các protein của vi khuẩn. Laith và cộng sự (2016) đã nghiên cứu ảnh hưởng của chiết xuất lá Trà mủ E. agallocha trên những thay đổi hình thái của vi khuẩn Elizabethkingia meningoseptica thông qua quan sát quá trình chuyển hóa và quan sát kính hiển vi điện tử. Nghiên cứu của họ đã chứng minh các cơ chế mà theo đó lá Trà mủ E. agallocha làm cho khuẩn lạc E. meningoseptica xuất hiện dưới dạng không đều và không đồng nhất, đó là do sự thay đổi sinh hóa trong cấu trúc thành tế bào và ức chế sự phát triển của vi khuẩn.

Do đó, nghiên cứu này nhằm mục đích kiểm tra tiềm năng của chiết xuất methanol từ lá cây Trà mủ E. agallocha trong việc tăng cường đáp ứng miễn dịch không đặc hiệu và khả năng làm tăng tỷ lệ kháng bệnh của cá rô phi O. niloticus đối với S. agalactiae.

Hiệu quả của lá cây Trà mủ đối với cá

Cá được chia thành 6 nhóm; nhóm 1-5 được cho ăn với chiết xuất lá E. agallocha ở mức 10, 20, 30, 40 và 50 mg/kg, tương ứng. Nhóm 6 được cho ăn không bổ sung chiết xuất và là nhóm đối chứng. Chiết xuất lá Trà mủ được sử dụng làm thức ăn bổ sung trong chế độ ăn cá trong 28 ngày và các chỉ tiêu huyết học, miễn dịch học và tăng trưởng được thực hiện. Cá bị nhiễm S. agalactiae với liều 15 × 105 CFU/mL và tổng số bạch cầu (WBC), thực bào và hoạt động hô hấp của bạch cầu, hoạt tính diệt khuẩn huyết thanh, lysozyme, protein tổng, albumin và mức globulin được theo dõi và tỷ lệ tử vong được ghi nhận trong 15 ngày sau khi nhiễm bệnh. 

Kết quả cho thấy rằng cá được cho ăn với liều 50 mg/kg của chiết xuất lá Trà mủ giúp tăng cường bạch cầu tổng số (WBC), phagocytic, hô hấp của bạch cầu, các hoạt động diệt khuẩn và lysozyme trong ngày 28 và vào ngày thứ 3, 6, 9, 12 và 15 sau khi thách thức với S. agalactiae so với nhóm đối chứng. 

Protein tổng số và albumin không được tăng cường bởi chế độ ăn có bổ sung lá Trà mủ E. agallocha. Chiết xuất lá Trà mủ cũng đồng thời tăng cường tỷ lệ sống của cá sau khi thử nghiệm với vi khuẩn gây bệnh là S. agalactiae. Tỷ lệ chết cao nhất (97%) được quan sát thấy ở nhóm cá đối chứng và tỷ lệ chết thấp nhất (27%) được quan sát thấy ở nhóm được cho ăn với chiết xuất 50 mg/kg. 

Kết luận

Các kết quả phân tích trên đây cho thấy rằng lượng thức ăn có bổ sung chiết xuất methanol của lá Trà mủ E. agallocha trong cá rô phi đã làm tăng cường khả năng miễn dịch không đặc hiệu và khả năng kháng bệnh của cá đối với mầm bệnh từ vi khuẩn S. agalactiae. Đây là một loài cây khá gần gũi với các vùng đất có hệ sinh thái rừng ngập mặn, trong đó có Việt Nam. Những thông tin trên đây cung cấp cho chúng ta một loại chiết xuất từ lá cây giúp động vật thủy sản phát triển tốt hơn trước sự đe dọa của các mầm bệnh nguy hiểm. 


Có thể bạn quan tâm

Nông dân sáng tạo nuôi cá thu tiền tỷ Nông dân sáng tạo nuôi cá thu tiền tỷ

Dám nghĩ dám làm và với cách làm sáng tạo mà anh Đoàn Văn Ngự sinh năm 1969 ngụ tại thôn 11, xã Hòa Bắc, huyện Di Linh đã có lợi nhuận lên đến 250 triệu đồng/ha

24/12/2019
Vi tảo tăng tỉ lệ sống của ấu trùng tôm ở độ mặn thấp Vi tảo tăng tỉ lệ sống của ấu trùng tôm ở độ mặn thấp

Tôm là một đối tượng thủy sản nuôi quan trọng. Khi bị stress, tôm thường bị stress do mất cân bằng oxy hóa hay còn gọi là oxidative stress, dẫn đến tổn thương

24/12/2019
Liều lượng oxy viên để loại bỏ tảo lam và độc tố tảo lam Liều lượng oxy viên để loại bỏ tảo lam và độc tố tảo lam

Các độc tố chính có trong tảo lam là là các microcystin có thể tích tụ trong thịt cá, điều này đặt ra mối các mối lo ngại về an toàn vì chúng có thể bị lây

24/12/2019