Giá / Tin nông nghiệp

Kỹ thuật trồng cây và chăm sóc hoa thu hải đường

Kỹ thuật trồng cây và chăm sóc hoa thu hải đường
Tác giả: An Dương
Ngày đăng: 11/07/2018

Cây thu hải đường thân củ mẫn cảm với độ ấm và độ ẩm do đó cần phải có kỹ thuật trồng cây và chăm sóc hoa thu hải đường đúng cách.

Để hoa thu hải đường sinh trưởng và phát triển tốt cần phải có kỹ thuật trồng cây và chăm sóc hoa thu hải đường đúng cách. Ảnh minh họa

Kỹ thuật trồng cây và chăm sóc hoa thu hải đường không đơn giản bởi đây là cây không ưa nóng, cũng không ưa lạnh, chịu nắng kém.

Hoa thu hải đường còn có tên kim chính nhật xuất xứ Châu Âu, hiện nay được trồng ở vùng nhiệt đới khá nhiều. Hoa thu hải đường nở rộ mỗi dịp Tết. Hoa tượng trưng cho sự quan tâm, chăm sóc và tư tưởng khoáng đạt.

Cây hoa thu hải đường thuộc loại cây thân thảo nhỏ, chiều cao cây từ 20-50cm. Thân cây mọng nước, lá màu xanh đậm nhọn ở đầu, có răng cưa quanh viền. Hoa thu hải đường có nhiều màu sắc từ hồng, trắng, cam, đỏ tươi,vàng hống phấn…cánh đơn hoặc cánh kép. Thu hải đường có hoa quanh năm nhưng mùa hè cây chịu nóng kém do đó cần phải có kỹ thuật trồng thu hải đường đúng cách và khoa học.

Điều kiện ánh sáng thích hợp trồng hoa thu hải đường

Hoa thu hải đường là loại cây trong nhà ưa bóng râm, không thích hợp với những ánh nắng mặt trời vì khi bị ánh nắng chiếu trực tiếp vào lá sẽ bị cháy. Mùa đông ánh nắng dịu chúng ta có thể đặt ở nơi có ánh nắng cũng không ảnh hưởng quá nhiều. Nhưng nếu che quá kín, quá tối cũng sẽ ảnh hưởng đến giá trị thẩm mỹ. Nên đặt trong nhà ở những nơi ánh sáng vừa đủ không đặt ra giữa sân tránh cây bị chết.

Ngoài ra, hoa thu hải đường không chịu được lạnh kéo dài, không chịu được nóng thích hợp phát triển nhất là ở Đà Lạt khí hậu mát mẻ quanh năm nhiệt độ khoảng 25 độ C. Điều kiện miền bắc mùa đông cũng khá phù hợp để trồng hạt giống hoa thu hải đường.

Đất trồng

Đất trồng phải được phơi khô nỏ, sào sới nhiều lần. Tốt nhất là đất ở ruộng lúa là lý tưởng nhất. Cây hoa thu hải đường thân mọng nước, không chịu úng nên đất trồng phải thoáng xốp, thoát nước tốt. Công thức đất nên trộn với tỷ lệ 5 đất thịt : 3 trấu hun + xơ dừa : 1 than bùn: Xỉ than dưới đáy: phân hữu cơ. Độ pH cần duy trì ở mức 5.5-6.5.

Chọn chậu

Chậu quá lớn có thể dẫn đến việc dùng quá nhiều đất. Khi chậu chứa quá nhiều đất, có thể dẫn đến đất bị nhão và cây của bạn có khả năng bị "chết úng".

Kỹ thuật trồng hoa thu hải đường

Kỹ thuật trồng cây hoa thu hải đường chuẩn nhất phải lựa đúng thời điểm gieo trồng vào khoảng tháng 3. Trước tiên cần đặt củ thu hải đường vào chậu, để lộ ra khoảng 1/3 củ. Tỷ lệ đất trồng là 3 phần đất Akadama hạt nhỏ, 3 phần đất mùn, 1 phần chất khoáng trồng cây và 2 phần than mụi rơm. Sau khi cây đâm chồi nên trồng trong chậu lớn sau đó bón phân.

Thu hải đường thân củ có hoa đực rất lớn và hoa cái mọc ở hai bên. Nếu muốn ngắm hoa đực thì nên ngắt bỏ hoa cái. Có thể bón phân 3 – 4 lần 1 tháng. Thời điểm thích hợp nhất để đào củ là tháng 8 – 9. Chờ sau khi phần trên thân cây khô héo rồi đào lấy củ và bảo quản củ trong túi nhựa. Khoảng 3 tháng sau tiếp tục đem củ ra trồng.

Thu hải đường thân củ có hoa đực rất lớn và hoa cái mọc ở hai bên. 

Khi trồng cây hoa hải đường cần chú ý tới khoảng thời gian ngủ ngắn sau khi gieo trồng, vì thế mùa đông cũng nên đặt cây ở nơi sáng sủa vào ban đêm. Cây không chịu được sự thay đổi chậu trồng theo môi trường vì thế không nên dịch chuyển chậu cây trong thời gian nở hoa. Tưới nước sau khi bề mặt đất trong chậu đã khô. Nước nhiều sẽ làm cây bị úng vì thế nên duy trì cây luôn khô ráo. Mỗi tháng nên phun thuốc trừ sâu 2 lần để đề phòng sâu bệnh.

Chăm sóc hoa thu hải đường

Nên phun sương cho cây thường xuyên để giữ ẩm điều này tránh được hiện tượng rụng lá ở thu hải đường. Hai lần một tuần, pha thêm phân bón dưới dạng hòa tan phun bổ sung cho cây (chờ đợi ba tháng để thực hiện điều này nếu hổn hợp ban đầu có chứa phân bón). Thường xuyên cắt tỉa lá già, hoa héo, cành gãy, giúp cây tập trung năng lượng cho ra những bông hoa rực rở. Điều này cũng giúp cây phòng trừ nhiều bệnh do nấm mốc vi khuẩn gây ra.

Tưới nước cho hoa thu hải đường

Tưới nước cho thu hải đường một cách cẩn thận. Tưới nước cho cây khi bề mặt đất trồng có cảm giác ẩm nhưng không ướt. Bạn nên tưới nước cho cây thường xuyên hơn khi trời ấm, nhiều ánh sáng và cây đang rộ hoa và mọc cành mới. Tưới nước cho đến khi nước chảy ra từ các lỗ thoát nước.

Hãy để đất trồng hơi khô một chút giữa các lần tưới nước trong điều kiện ít ánh sáng và nhiệt độ thấp vào cuối thu và mùa đông. Nếu có thể, sử dụng nước ở nhiệt độ phòng đã chưng cất. Kịp thời tháo nước đã thoát ra khỏi khay và đĩa đựng.

Phun sương lên lá thu hải đường vằn (Rex begonias) hai lần một tuần hoặc cung cấp độ ẩm cao để tránh cây bị rụng lá. Sử dụng nước ấm để phun.

Hoa thu hải đường trồng chậu treo buông rủ dịu dàng mềm mại có thể trang trí nhiều nơi. Ảnh minh họa 

Các sâu, bệnh thường gặp

Thu hải đường hay bị thối gốc do nước tưới, nên bạn phải tưới điều độ, vừa phải. Cây hay bị cháy lá do vị trí đặt cây. Từ tháng 4 đến tháng 7, Thu hải đường hay bị rệp làm phồng lá có thể dùng thuốc trừ sâu regan phun kép 2 lần (lần sau cách lần trước từ 4 đến 5 ngày).

Hoa thu hải đường và ứng dụng trang trí

Hoa thu hải đường trồng chậu treo buông rủ dịu dàng mềm mại có thể trang trí nhiều nơi: ban công, cửa sổ... hoặc trồng chậu để bàn cực kỳ thu hút. Mùa hè đặt cây hoa thu hải đường trong bóng râm và có điều kiện thoáng gió. Mùa đông đặt cây thu hải đường trong nhà nơi sáng sủa. Mùa hè giảm tưới nước và giữ khô ráo cây sẽ sinh trưởng và phát triển tốt. 


Có thể bạn quan tâm

Nông dân Sóc Sơn làm giàu từ cây nấm Nông dân Sóc Sơn làm giàu từ cây nấm

Hiện, hợp tác xã nấm của chị Đào Thị Thiện tạo việc làm cho 15 xã viên, góp phần tăng thu nhập cho khoảng 60 lao động thời vụ.

11/07/2018
Cách chăm sóc cây vải thiều thời điểm ra hoa, đậu quả chuẩn nhất Cách chăm sóc cây vải thiều thời điểm ra hoa, đậu quả chuẩn nhất

Kỹ thuật trồng cây vải thiều đã mất nhiều công sức, việc chăm sóc vải thiều cho ra hoa và đậu quả nhiều lại không hề đơn giản đòi hỏi người trồng phải nắm chắc

11/07/2018
Những dịch bệnh hại cần chú ý trong tuần (10-16/7) Những dịch bệnh hại cần chú ý trong tuần (10-16/7)

Tại các tỉnh phía Bắc, trứng sâu đục thân 2 chấm tiếp tục nở, sâu non gây hại dảnh héo trên mạ và lúa mùa cực sớm – sớm, lúa sạ.

11/07/2018