Giá / Tin nông nghiệp

Kỹ thuật trồng cây sấu đơn giản, cho năng suất cao

Kỹ thuật trồng cây sấu đơn giản, cho năng suất cao
Tác giả: Bích Phượng (tổng hợp)
Ngày đăng: 06/11/2017

Cây sấu là loài cây thường xanh nên được trồng nhiều để làm cây ăn quả và tạo bóng mát. Kỹ thuật trồng cây sấu đơn giản nên được rất nhiều người ưa chuộng.

Kỹ thuật trồng cây sấu đơn giản được nhiều người dân ưa chuộng

Sấu là loài cây gỗ lớn, sống lâu năm, có tán lá rộng và thường xanh. Với biên độ sinh thái rộng, cây sấu phù hợp với đất đai và khí hậu ở miền Bắc. Cây sấu được người dân trồng nhiều nhờ vừa cho quả, vừa tạo bóng mát quanh năm lại có kỹ thuật trồng cây sấu đơn giản.

Nhân giống 

Chọn những quả sấu chín vàng ở cây sấu từ 7 - 10 năm tuổi cho năng suất cao, ổn định. Ngâm quả trong nước sạch khoảng 5 - 7 ngày cho thối rữa hết thịt quả. Dùng rổ tre thưa và cát khô chà xát hết phần thịt quả, hong khô hạt trong bóng râm.

Sau đó ngâm hạt trong nước nóng, khoảng 54 độ C trong 5 - 10 phút để khử nấm bệnh và kích thích nảy mầm. Tiếp tục ngâm nước lạnh từ 18 đến 24 giờ, đãi sạch nước chua nhớt, ủ hạt trong cát ẩm 75 - 80% trong 20-30 ngày, hạt sẽ nứt nanh. 

Đem hạt vào gieo ở các túi bầu nilon có kích cỡ 5 x 10cm với đất bột nhiều màu, đất phù sa 50% + 50% phân chuồng hoai mục ở độ sâu 3 - 4cm. Đặt bầu ươm cây con vào vườn ươm, bầu cách bầu 10cm, che 50-70% ánh sáng trực tiếp.

Sau khi cây mọc cao: l5-20cm có 2-4 lá thật chuyển sang bầu nilon kích thước 15 x 30cm với hỗn hợp giá thể 50% đất + 50% phân chuồng hoai mục. Tiếp tục che 50-70% ánh sáng trong 15 - 20 ngày, đặt khoảng cách bầu là 30cm, sau đó bỏ bầu che nắng và chăm sóc bình thường đến khi xuất vườn. 

Trước khi xuất vườn khoảng hai tháng, tiến hành đảo cây, chặt đứt bộ rễ cái để kích thích cây ra nhiều rễ phụ sau này đem trồng cây không bị chột. Ở giai đoạn này, cây sấu con thường nhiễm bệnh lở cổ rễ nếu bị mưa nhiều, để phòng tránh nên phun định kỳ 10 - 15 ngày/lần bằng các loại thuốc Anvil 5SC hoặc Valiacin. 

Trồng sấu 

Cây sấu là loại cây không kén đất, nhưng nên chọn trồng ở vùng đất cát pha, thịt nhẹ có tầng dày dưới 1m, mực nước ngầm hơn 1m. Muốn trồng sấu lấy quả phải trồng dày với khoảng cách hàng cách hàng 5 - 7m, cây cách cây 2-3m. Sau khi sấu được 5-6 năm tuổi, nên tỉa bớt những cây không sai quả.

Sấu là loại cây không kén đất, nên chọn trồng ở vùng đất cát pha, thịt nhẹ

Hố trồng có kích thước 0,8 - 1m, bón mỗi hố 20-30kg phân chuồng hoai mục + 0,2kg lân. Đặt bầu cây con vào sao cho cổ rễ ngang với mặt đất, nén chặt chung quanh cách gốc 15-20cm cho khỏi vỡ bầu, tưới đẫm nước cho mỗi cây từ 3-5 lít. Duy trì độ ẩm cho cây từ 75-80% trong 20 ngày đầu để cây khỏi chết. Khi cây cao từ 0,8-1m nên bấm ngọn, nếu trồng sấu làm cây bóng mát thì bấm ngọn ở độ cao 1,8-2m. Mỗi cây giữ 3-4 cành tỏa đều ra bốn hướng tạo thành bộ khung vững chắc cho cây sấu trưởng thành sau này. 

Thời vụ gieo ươm

Tốt nhất gieo ươm ngay sau khi thu hái quả. Hạt nứt nanh được cấy trực tiếp vào bầu. 1 hạt cây vào 1 bầu. Dùng que nhọn chọc một lỗ ở giữa bầu với độ sâu chừng 3cm và bề rộng bằng độ lớn của hạt rồi thả hạt xuống. Dùng tay ấn nhẹ để lấp kín hạt.

Chăm sóc, bón phân, tưới nước là khâu quan trọng trong kỹ thuật trồng cây sấu

Gieo xong tưới nước ngay để cho hạt tiếp xúc với đất và giữ ẩm cho hạt. Che bóng cho cây. Cây sấu con cần che bóng trong giai đoạn 1-2 tháng đầu, thời gian 20 ngày đầu, che khoảng 60 – 70%, sau 10 ngày giảm còn 40%, 10 ngày sau còn 20%, sau 10 ngày tiếp bỏ hết vật liệu che ra. Nên làm giàn che cao 1m70 để đi lại chăm sóc cây con dễ dàng và dùng phên đan hay lưới che.

Bón phân 

Giai đoạn cây dưới 5 tuổi, bón 2-3 tháng/lần, mỗi lần 0,2kg đạm + 0,1kg kali + 0,1kg lần.  Giai đoạn cho thu hoạch quả bón kết hợp tỉa cành la, phòng sâu bệnh sau khi thu hái quả: từ 20-30kg phân chuồng + 0,2-0,3kg đạm + 0,5-1 kg lân + 0,1 - 0,2kg kali. Bón thúc hoa vào tháng 1, mỗi cây 0,2-0,3kg đạm + 0,2-0,3kg kali. Bón thúc quả vào tháng 4, mỗi cây 0,2 - 0,3kg đạm + 0,3-0,5kg kali. 

Không những cho bóng mát, sấu còn là cây ăn quả

Chú ý bón khi trời mưa ẩm hoặc sau khi tưới nước, vị trí bón theo hình chiếu của tán cây. Đảm bảo cho bầu cây ẩm trong 3 tháng đầu. Tưới đủ ẩm cho cả bầu cây, nghĩa là ẩm tới đáy bầu. Số lần tưới và ngày tưới tùy theo thời tiết và khí hậu của mỗi vùng mà quyết định.

Nếu gặp sương muối thì phải dùng nước lã rửa lá cây vào buổi sáng. Ngừng tưới trước khi trồng 30 ngày. Sau 20 – 30 ngày kiểm tra bầu chết thì dặm hạt mới hoặc cấy cây con vào. Định kỳ 15 – 20 ngày nhổ cỏ 1 lần, cỏ phải nhổ ngay lúc còn nhỏ để tránh ảnh hưởng đến cây con, sửa sang cho cây đứng thẳng. Dùng que xới nhẹ trên mặt bầu, tránh gây tổn thương đến rễ cây.


Có thể bạn quan tâm

Tìm hiểu về thuốc trừ cỏ Tìm hiểu về thuốc trừ cỏ

Thuốc trừ cỏ dần trở thành một yếu tố không thể thiếu trong canh tác bởi tính tiện lợi về thời gian lẫn công lao động.

06/11/2017
Tuyệt chiêu trồng rau thủy canh cực đơn giản Tuyệt chiêu trồng rau thủy canh cực đơn giản

Trồng rau thủy canh vừa tiết kiệm đất vừa giúp rau cách ly với nguồn sâu bệnh, nước ô nhiễm, tránh độc tố.Tuyệt chiêu trồng rau thủy canh cực đơn giản

06/11/2017
Mô hình chanh leo trên đất trồng keo hiệu quả cao Mô hình chanh leo trên đất trồng keo hiệu quả cao

Thực hiện chủ trương chuyển đổi cơ cấu cây trồng, nông dân Tam Hợp, Qùy Hợp đã trồng chanh leo trên đất trồng keo và thu hàng trăm triệu đồng.

06/11/2017