Giá / Tin nông nghiệp

Kỹ thuật trồng cây Sapo (Phần 1)

Kỹ thuật trồng cây Sapo (Phần 1)
Tác giả: Nguyễn Trung Hiếu – Trạm Khuyến nông Châu Thành
Ngày đăng: 31/05/2018

Sapôchê hay còn gọi là hồng xiêm (gọi tắt là sapo). Đây là cây ăn quả nhiệt đới, nguồn gốc ở vùng Tây Nam Mehico. Được nhập vào Việt Nam từ lâu và trồng ở nhiều như: Bến Tre, Tiền Giang, Bình Dương... sapo dễ trồng, ít sâu bệnh, không kén đất, có thể trồng trên đất bị nhiễm chua, nhiễm mặn hoặc những gò đồi khô hạn, thiếu nước. Cây có quả ổn định, thu hoạch được nhiều tháng trong năm, năng suất khá cao.

I. Yêu cầu sinh thái:

Cây sapo là cây ăn quả nhiệt đới, nhiệt độ thích hợp cho cây sinh trưởng phát triển tốt từ 23-340 C; lượng mưa 1.000 - 1.500 mm và phân bố tương đối đều trong năm.

Cây sapo có thể trồng trên nhiều loại đất, thích hợp nhất là đất thịt nhẹ, thoát nước tốt, giàu dinh dưỡng, độ pH từ 4,5 – 6,5.

II. Giống và kỹ thuật nhân giống

1. Giống:

Các giống sapo được trồng phổ biến ở Đồng Bằng Sông Cưủ Long hiện nay như:

1.1. Sapo Xiêm (Lồng Mức):

- Cây cao 7-10m sau 10 năm trồng, tán lá rộng 7-10m, lá xanh đậm hơi tròn, trái to hơi nhọn đít, nặng trung bình 150 - 350gr; phẩm chất thơm ngon rất được thị trường ưa chuộng.

- Giống này khả năng thụ phấn kém nên trồng gần các giống khác để tăng tỷ lệ đậu trái.

1.2. Sapo mặc bắc (Sapo dây):

- Cây thấp, phân cành sà gần mặt đất, lá thon dài, quả nặng 150 - 400gr.

- Cây cho năng suất cao, cho trái vào mùa sớm hơn các giống khác; phẩm chất kém, thịt nhão.

1.3. Sapo Mehicô: Trái to, nặng 300-450 gr dạng tròn, cuống trái lõm. Ruột trái màu nâu, vị ngọt, thịt thơm lâu mềm, trái mọc rời trên cành, lá màu xanh đậm hơi tròn.

1.44. Sapo ta: cây cao đến 10 m cho nhiều trái, trái tròn nhỏ trung bình 50-80 g, vỏ trái dầy nhiều cám, phẩm chất kém.

2. Kỹ Thuật nhân giống:

Có thể nhân giống sapo bằng hạt, ghép hoặc chiết cành như phổ biến nhất hiện nay là chiết cành:

* Cách chiết:

- Chọn cây mệ có năng suất cao, ổn định, có phẩm chất trái ngon, ít sâu bệnh, độ tuổi 7 -10 năm. Khi chiết nên chọn nhánh bánh tẻ, cho trái khõe, không quá già, đường kính 1,5 - 3cm.

- Trước khi chiết 1,5 - 2 tháng bón 0,5 -1 kg NPK 20 -20-15, tưới nước và chăm sóc cho cây sapo khỏe, khi chiết sẽ mau ra rễ.

- Dùng dao bén khoanh vỏ đoạn cành chiết, bề rộng vết khoanh 2 -3cm, cách ngọn 0,5 -0,7m. Bóc hết vỏ đoàn cành vừa khoanh, dùng dây nylon quấn quanh vết cắt dể ráo nhựa, 10 -15 ngày sau tiến hành bó bầu.

- Bầu có thể làm bằng rơm trộn đất bùn ao haoc85 rễ lục bình, bột xơ dừa, tro trấu trộn phân mục... Cần kiểm tra bầu thường xuyên, nếu thấy kiến mối pha hoại thì bơm thuốc trừ sâu vào bầu, tưới nước để giử bầu kho bị khô.

- Sau khi bó bầu 3 -4 tháng, rễ có màu vàng nâu là có thể cắt xuống giâm trong bầu đất đã được trộn với phân hữu cơ hoai và đặt bầu trong mát, 30 – 45 ngày sau, cây ổn định mới đưa đi trồng.

III. Kỹ thuật trồng và chăm sóc:

1. Thời vụ trồng: Nếu chủ động được nước tưới thì có thể trồng bất cứ thời điểm nào trong năm, nhưng tốt nhất là trồng vào đầu mùa mưa.

2. Chuẩn bị đất trồng:

- Để vườn sapo có tuổi thọ và cho năng suất cao, đất trồng sapo cần được đào mương lên liếp và có hệ thống đê bao, cống bọng dể chủ động nước tưới trong mùa nắng, thoát nước trong mùa mưa.

- Nên trồng sapo trên mô, tiến hành đấp mô trước lúc trồng từ 15 – 20 ngày, kích thước mô rộng  0,6- 0,8m; cao 0,4 - 0,6m,  trộn đều với lớp đất này với hỗn hợp 15- 20kg phân hữu cơ, 100gam DAP, 200 – 300g super lân và 5 – 10g Basudin 10H.

3. Cách trồng:

- Khoảng cách: có thể trồng theo hàng đơn hoặc hàng đôi, tùy theo chiều rộng của liếp. Nều liếp rộng 6 - 8m thì bố trí trồng một hàng cây ở giữa liếp, cây cách cây 7 - 8m. Đối với liếp rộng 9 - 10m, trồng hai hàng theo kiểu nanh sấu, cây cách cây 9m,mật độ 200cây/ha. Trong các năm đầu, cây còn nhỏ, có thể trồng xen các cây họ đậu để phủ đất, giảm cỏ dại và giúp đất thêm màu mỡ.

- Cách trồng: Khoét lỗ trên mô vừa với bầu cây con, nhẹ nhàng xé bỏ bọc nylon rồi cây vào mô, đặt bầu cây thằng đúng, mặt bầu ngang với mô đất trồng, lấp đất lại vừa ngang mặt bầu, ém đất xung quanh gốc, cắm cọc cố định cây.

4. Tưới tiêu:

Trong 3 năm đầu, cây con cần được cung cấp nước đầy đủ, nhất là trong mùa khô. Thường phải tưới khoảng 2 ngày/lần, tối thiểu cũng 2 lần/tuần. Trong mùa mưa, cần chú ý thoát nước,vì ngập nước dễ làm giảm năng suất và phẩm chất trái.

5. Làm cỏ:

Trong các năm đầu tiên nên thường xuyên làm cỏ để tránh cạnh tranh dinh dưỡng, dùng rơm rạ tủ lên mô giúp hạn chế cỏ dại phát triển. Chỉ nên làm cỏ bằng tay, hạn chế sử dụng thuốc diệt cỏ trong vườn cây ăn trái.

6. Tỉa cành tạo tán:

Trong các năm đầu, nên tỉa cành để cây sapo có cành phân bố theo 4 hướng, tạo cho cây có tán tròn đều. Khi cây lớn, sau khi thu hoạch nên tỉa bỏ những cành sâu bệnh, cành vượt, cành tăm, tỉa thấp cành chình để khống chế chiều cao của cây để tiện việc chăm sóc, thu hoạch.

7. Bón Phân :

a. Thời kỳ kiến thiết cơ bản:

- Bón lót khi chuẩn bị mô trồng, mỗi mô bón 15- 20kg phân hữu cơ, 100gam DAP, 200 – 300g super lân.

- Năm 1: Nên hòa phân vào nước để tưới, tưới lúc đọt già, bón 100gr Urea + 100gr DAP và 50gr Kali/cây/năm, Tưới 4 – 6 lần/năm.

- Cây năm 2 - 3 năm tuổi: Bón 0,5 -1kg NPK 16-16-8 hoặc 20-20-15, .Lượng phân này được chia 4- 6 lần bón trong năm. Bón khi lá già, lượng phân bón tăng dần thoe độ lớn của cây.

b. Trong thời kỳ kinh danh:

Sapo kinh doanh cần được bón cân đối đạm, lân, kali và trung vi lượng để đạt được năng suất, chất lượng nhằm duy trì sự ổn định lâu dài của cây. Sapo là cây ra hoa không chỉ một đợt trong năm như cây ăn quả khác mà ra hoa rất nhiều lần trong năm, do đó cần phải chia phân ra bón làm nhiều lần trong năm, sau mỗi đợt ra hoa và nuôi quả., lượng bón cho mỗi cây như sau:

- Lần 1: Sau khi thu hoạch, tỉa cành tạo tán. Bón 2 - 3kg vôi, 10-15 kg phân chuồng, 0,5 -1,0 kg Ure, 0,5 -1,2kg DAP, 0,3 - 0,5kg Kali

- Lần 2: Sau khi bón phân đợt 1 khoảng 1 tháng bón 1,0 - 2,0 kg NPK 20-20-15 nuôi bông.

- Lần 3: Khi trái có đường kính 2-3 cm, bón 1,0-2,0 kg NPK 20-20-15 + 0,3 -0,5 kg Ure.

- Các lần tiếp theo: Sau khi thu trái, bón 1- 2,5kg NPK 20-20-15 hoặc 16-16 -8 + 0,3 -0,5kg Ure.

c. Cách bón:

Dựa theo tán cây dể bón, cuốc rãnh sâu 5 -10cm; rộng 10 -20cm, cách gốc 0,5-1m; cho phân vào lấp đất lại và tưới nước.

Khi cây giao tán nên dùng cuốc răng xới nhẹ lớp đất xung quanh gốc theo hình chiếu tán, cách gốc 0,5-1m, tưới đẫm liếp trước, sau đó bón phân thẳng lên mặt liếp.


Có thể bạn quan tâm

Phòng trị bệnh CRD trên gia cầm Phòng trị bệnh CRD trên gia cầm

Bệnh CRD (Chronic Respiratoty Disease) thường xảy ra với đàn gia cầm nuôi dưỡng trong điều kiện thiếu không khí sạch, nhiệt độ chuồng và tốc độ gió

31/05/2018
Hướng dẫn nhận biết sâu hại trên cây ăn quả có múi và biện pháp phòng trừ Hướng dẫn nhận biết sâu hại trên cây ăn quả có múi và biện pháp phòng trừ

Sâu vẽ bùa (Phyllocnistis citrella) có kích thước nhỏ bé, thân mảnh khảnh dài 2mm. Chân màu vàng nhạt pha màu trắng bạc.

31/05/2018
Chăm sóc cho vườn cây ăn trái trong mùa mưa Chăm sóc cho vườn cây ăn trái trong mùa mưa

Mưa kéo dài cùng với nước lũ dâng cao làm ngập úng. Tình trạng này nếu kéo dài sẽ làm cho sức khỏe của cây suy giảm nghiêm trọng và chết hàng loạt.

31/05/2018