Giá / Cà chua

Kỹ Thuật Trồng Cà Chua Vụ Đông Xuân

Kỹ Thuật Trồng Cà Chua Vụ Đông Xuân
Tác giả: 
Ngày đăng: 23/12/2012

Trong vụ đông xuân, ngoài một số giống cà chua địa phương có thể trồng một số giống lai mới như: S902, Vl2000, HP5, SB3…

1. Xử lý giống

- Hạt giống trước khi gieo phải xử lý bằng Rovral 50WP, Aliette 80WP để trừ nấm bệnh. Có thể xử lý hạt giống bệnh virus bằng cách phơi hạt ngoài nắng, sau đó ngâm trong dung dịch Na2, PO4 (10%) trong 2 giờ, sau đó rửa bằng nước sạch nhiều lần và hông khô trong râm mát.

- Hạt giống gieo qua liếp ươm, 1m2 liếp ươm gieo 2g hạt. Sau khi gieo phủ một lớp mỏng rơm, khi hạt nảy mầm bỏ bớt rơm.

- Khi cây có 2 – 3 lá thật, tiến hành tỉa cây, loại bỏ những cây còi cọc, cây bệnh, cây không có ngọn. Khi cây 6 – 7 lá thật, cao 15 – 20cm (khoảng 18 – 20 ngày sau gieo), nhổ trồng ra ruộng. Trước khi nhổ trồng một tuần, giảm tưới nước để bộ rễ phát triển, khi nhổ cây phải tưới ướt dẫm để tránh bị đứt rễ.

2. Thời vụ

Vụ đông xuân có thể trồng từ tháng 10 đến tháng 1 năm sau, phù hợp nhất là tháng 11 – 12. Vụ mùa mưa trồng vào tháng 6 – 7.

3. Chuẩn bị đất

- Cà chua đòi hỏi đất phải tơi xốp, dễ thoát nước. Nên phơi ải đất trước khi gieo trồng. Cần bón vôi (50kg/1.000m2) để hạn chế nguồn sâu bệnh trong đất.

- Nên che phủ đất bằng rơm hoặc nilon để giữ ẩm cho đất vào mùa khô, còn vào mùa mưa tránh đất cát bắn lên lên cây dễ nhiễm bệnh.
Khoảng cách trồng:

- Mật độ trồng 1.800 – 2.000 cây/1.000m2. Mỗi liếp trồng 2 hàng cách nhau 70 – 70cm, cây cách cây 40 – 50cm.

- Khi trồng nên cắm giàn cho cây tránh đổ ngã và tránh cho trái tiếp xúc với mặt đất.

4. Bón phân

- Bón lót: với liếp ươm (10m2), phân chuồng hoai mục 10kg, super lân 100g; với ruộng trồng (1.000m2): phân chuồng hoai 2,5 – 3 tấn, super lân 30kg, KCI 7 – 8kg.

- Bón thúc: với liếp ươm 10 ngày sau gieo tưới NPK pha loãng (30g/10 lít nước), sau đó cách 3 – 4 ngày tưới 1 lần; với ruộng trồng: lần 1 (7 – 10 ngày sau khi trồng) bón 5 – 6kg ure, 15kg super lân, 7 – 8kg KCI, 10kg bánh dầu. Lần 2 (20 – 25 ngày sau trồng) bón 10kg ure, 7 – 8kg KCI, 20kg bánh dầu. Lần 3 (30 – 45 ngày sau trồng) bón 10kg ure, 7 – 8kg KCI và 20kg bánh dầu.

5. Phòng trừ sâu bệnh

- Cà chua thường bị một số sâu bệnh hại: sâu đục quả, ruồi đục lá, sâu xanh da láng, bọ trĩ, bọ phấn trắng, bệnh héo rũ vi khuẩn, bệnh héo rũ do nấm, bệnh xoắn lá…

Nên áp dụng các biện pháp phòng trừ tổng hợp mang lại hiệu quả cao. Khi trồng ca chua cần chú ý chọn đất tơi xốp, độ pH lớn hơn 5,5, dễ thoát nước; áp dụng luân canh cây trồng khác họ cà, vệ sinh đồng ruộng, nhổ bỏ và xử lý đất đối với cây bị héo rũ; bón phân cân đối, dùng phân hữu cơ đã hoai mục. Khi mật độ sâu bệnh cao có khả năng gây hại, dùng một số loại thuốc BVTV sau:

- Với sâu đục quả: dùng thuốc có nguồn gốc BT (Dipel, Biocin…), các phế phẩm NPV hoặc V-BT, có thể dùng luân phiên các loại thuốc hóa học khác như Atabron và các loại thuốc khác.

- Với ruồi đục lá: dùng Ofunak, Scout…

- Đối với sâu xanh da láng: dùng chế phẩm NVP hoặc V-BT.

- Với bọ trĩ: dùng Confidor.

- Với bọ phấn trắng: dùng Hopsan, Tribon.

- Với bệnh héo rũ vi khuẩn: dùng các loại thuốc có nguồn gốc kasugamycin như kasumin, cansunin…

- Với bệnh héo rũ do nấm, bệnh cháy lá và các loại bệnh do nấm gây ra: khi thấy xuất hiện nhiều có thể dùng thuốc Ridomil MZ, Rovral…

- Bệnh xoắn do lá siêu vi trùng: chủ yếu xử lý giống và phun trừ bọ phấn, phun vi lượng để tăng đề kháng cho cà chua.


Có thể bạn quan tâm