Giá / Tin thủy sản

Kỹ thuật nuôi cua đinh ít bệnh thu lãi cả tỷ đồng

Kỹ thuật nuôi cua đinh ít bệnh thu lãi cả tỷ đồng
Tác giả: Minh Châu
Ngày đăng: 25/10/2017

Kỹ thuật nuôi cua đinh tuy rất kỳ công, giá thành giống rất cao nhưng nó đã và đang giúp nhiều hộ chăn nuôi trở nên giàu có.

Khi chọn giống cua đinh cần chú ý kích cỡ con giống phải đều. Ảnh: Internet 

Cua đinh là đông vật thuộc lớp bò sát , bộ rùa , họ baba , tên khoa học là Tryonychidae. Thịt cua đinh rất ngon. Cua đinh có sức đề kháng tốt, lớn nhanh , ít tiêu tốn thức ăn ( do loai này ăn no lại chui xuống bùn cát nghỉ ngơi ) và chất lượng thịt lại ngon.

Cách chọn giống

Cần chọn con giống kích cỡ là 150 – 200 g/con và đồng kích cỡ. Ngoại hình bóng, không bị xây xát, dị hình, không bị tật. Con giống khỏe mạnh, đồng đều, hoạt động nhanh nhẹn, không nhiễm bệnh. Cách kiểm tra con giống khỏe thể hiện bằng cách cho lật ngửa chúng sẽ tự lật lại bình thường.

Con giống yếu thể hiện ở triệu chứng là cổ rụt không hết, bò chậm, mắt có tinh thể màu đục. Khi mua giống bà con nên mua ở những cơ sở có uy tín. Mật độ thả là 0,5 – 1,0 con/m2. Trong điều kiện nuôi thâm canh có thể thả tới 2 con/m2.

Thiết kế ao nuôi

Nên xây dựng ao nuôi ở nơi có nguồn nước sạch độc lập để bảo đảm cấp nước sạch. Không gian yên tĩnh, kín đáo, quang đãng, dễ thoát nước, không bị úng ngập. Diện tích ao nuôi tùy điều kiện với mỗi gia đình, nhưng thích hợp nhất là khoảng 500 m2, nhiều nhất không quá 1.000 m2.

Mức nước thích hợp cho nuôi cua đinh thịt là từ 1,5 – 2 m, mức nước chứa thường xuyên từ 1 – 1,2m. Thời gian nắng nóng và mùa rét cho nước sâu thêm 20 – 30cm. Sườn bờ cần tạo chỗ cho cua đinh nghỉ ngơi dưới nước và trên bờ; có chỗ cố định cho cua đinh ăn để tiện theo dõi. Xung quanh cần có bờ cao, tốt nhất là xây bờ tường dựng đứng cao 0,5 m so với mặt đất để cua đinh không thoát ra ngoài.

Mỗi ao có cống cấp nước và thoát nước riêng. Cống thoát nước có điều kiện nên đặt sát đáy ao để dễ tháo cạn và hút bỏ chất cặn bẩn trong ao. Cấp nước vào ao nên cho chảy ngầm, không xối mạnh trên mặt nước làm cua đinh sợ hãi không có lợi cho sinh trưởng.

Có chỗ cố định cho cua đinh ăn để dễ theo dõi sức ăn của cua đinh và để làm vệ sinh khu vực ăn. Đơn giản nhất là cho thức ăn vào rổ, rá, nia, mẹt, khay, buộc dây treo ngập nước từ 0,3-0,6m cho cua đinh ăn, khi cần thì nhấc lên như nhấc vó. Có thể xây một bệ máng ở một góc ao, rộng 0,4 – 0,6m, ngập dưới nước 0,3 – 0,6m. Ao bể nhỏ và nông, đáy sạch có thể thả thức ăn trực tiếp xuống đáy ao cho ăn, nên chọn vị trí gần cửa cống tháo nước để dễ tháo hút chất cặn bẩn thức ăn thừa hàng ngày. Có thể luyện cho ba ba quen ăn ở ngay sát mép nước.

Kỹ thuật chăm sóc

Thức ăn là động vật còn tươi sống như: Tôm, cá tạp, moi, dắt, giun, ếch nhái, các loại phụ phế phẩm của lò mổ, thịt động vật kém phẩm chất, giun đất, cá tép khô… và bột ngũ cốc, tất cả xay nhỏ với tỷ lệ động vật/thực vật là 3/1. Lượng thức ăn cho ăn mỗi ngày trung bình bằng 10% trọng lượng. Cho ăn ngày 2 lần ở những vị trí cố định. Cho ăn vào sàng (mẹt, nia…) ngập trong nước 20-30cm. Sau mỗi lần cho ăn nên kéo lên kiểm tra xem lượng thức ăn có hết không để điều chỉnh cho phù hợp và vệ sinh.

Cần kiểm tra bờ ao, rào chắn thường xuyên đặc biệt vào những ngày mới thả giống, trời mưa to. Chú ý tới nguồn nước đưa vào ao, bể nuôi luôn đầy đủ và sạch. Hàng ngày theo dõi sức ăn của cua đinh để điều chỉnh thức ăn cho phù hợp. Phát hiện kịp thời những hiện tượng bất thường để xử lý. Nếu không có điều kiện thay nước thường xuyên và triệt để cho ao, bể thì cứ 15 -30 ngày lại phải khử trùng cho ao, bể một lần bằng vôi bột với lượng 1,5-2kg/100m3 nước.

Cách phòng bệnh cho cua đinh

Phòng bệnh rất quan trọng khi nuôi cua đinh. Để giảm bệnh cho cua đinh cần chú ý các biện pháp như: Chọn cua đinh giống phải đảm bảo tiêu chuẩn chất lượng. Trước khi thả giống phải tắm bằng dung dịch Sulfat đồng với liều lượng 8g/m3 trong thời gian 20 – 30 phút để phòng bệnh nấm và ký sinh đơn bào. Cuối vụ khử trùng ao, bể nuôi bằng cách bón 10 – 15kg vôi/100m2. Không nên để thức ăn dư thừa. Định kỳ 15 – 20 ngày/lần hoà nước vôi với lượng1,5 – 2kg/100m3 té cho ao, bể nuôi.

Những ngày nhiệt độ nước 18 – 25 độ C, dùng dung dịch Sulfat đồng (CuSO4) với nồng độ 8g/m3 hoặc thuốc tím nồng độ 20g/m3. Mỗi ngày tắm1 lần/30 phút để phòng bệnh nấm thuỷ mi. Khi bị bệnh phải nhốt riêng để điều trị đồng thời nhanh chóng vệ sinh môi trường ao nuôi. Không nuôi ở mật độ quá dày.


Có thể bạn quan tâm

Trồng rau, nuôi cá Aquaponic RAS kép Trồng rau, nuôi cá Aquaponic RAS kép

Nuôi trồng thủy sản thủy canh bằng công nghệ RAS kép đang thử nghiệm tại Đức, Tây Ban Nha,... hứa hẹn trở thành một mô hình nuôi trồng thủy sản trong tương lai

25/10/2017
Ngưỡng chịu đựng của ao tôm Ngưỡng chịu đựng của ao tôm

Ngưỡng chịu đựng của ao tôm là khối lượng tôm tối đa mà ao tôm có thể gánh nổi. Đơn vị tính là kg tôm/m2. Ngưỡng chịu đựng này phụ thuộc vào hệ thống hạ tầng ao

25/10/2017
Ảnh hưởng của thủy triều đỏ đến thủy sản Ảnh hưởng của thủy triều đỏ đến thủy sản

“Thủy triều đỏ” là hiện tượng “nở hoa” hay bùng phát của thực vật phù du (tảo). Khái niệm “nở hoa” của tảo được coi là sự phát triển quá mức

25/10/2017