Giá / Tin thủy sản

Kỹ thuật nuôi cá chiên trong lồng cho người dân phát tài

Kỹ thuật nuôi cá chiên trong lồng cho người dân phát tài
Tác giả: Minh Châu
Ngày đăng: 06/02/2018

Cá chiên là loài cá quý hiếm có giá trị kinh tế cao. Hiện nay, cá chiên trong tự nhiên có nguy cơ cạn kiệt, việc nuôi cá chiên sẽ giúp người phát triển kinh tế.

Cá chiên là loài cá quý có giá trị kinh tế cao. Ảnh: Vnexpress 

Cá chiên là một loài cá da trơn, tìm thấy trong các con sông lớn ở Nam Á và Đông Nam Á. Cá trưởng thành sinh sống trong các vũng chảy nhanh và nhiều đá sỏi của các con sông lớn và trung bình. Thức ăn chủ yếu là côn trùng, cá nhỏ, ếch nhái và tôm tép. Sinh đẻ trong các con sông trước khi bắt đầu mùa ngập lụt hàng năm.

Theo các kỹ sư nông nghiệp, phương pháp nuôi cá trong lồng sẽ giúp người nuôi kiểm soát được con giống, nguồn thức ăn, bệnh tật cũng như thuận lợi trong việc thu hoạch. Hiện nay, vấn đề khó khăn không chỉ là chất lượng nguồn cá giống ngày càng kém mà sẽ khó tìm được cá giống để nuôi.

Chọn địa điểm nuôi và thiết kế lồng nuôi

Kích thước của lồng nuôi cá chiên tùy thuộc vào mật độ cá, tuy nhiên 8m×2,5m×2m là kích thước lồng phổ biến nhất hiện nay. Mỗi lồng cá thường được chia làm 2 ô có kích thước bằng nhau. Để cho lồng nổi, ta gắn cố định phao được làm bằng thùng phi hoặc phi nhựa với khung lồng.

Cá chiên sống tập trung ở khu vực có dòng nước chảy siết. Vì vậy địa điểm nuôi cá thích hợp nhất là những con sông lớn như sông Đà, sông Lô … Tuy nhiên, bà con vẫn có thể nuôi cá trong ao, hồ nhưng phải đảm bảo được nguồn nước sạch, không bị ô nhiễm bởi chất thải sinh hoạt và công nghiệp.

Để đảm bảo mực nước cho cá sinh trưởng và phát triển, hồ chứa phải có độ sâu thấp nhất là 4m. Mật độ đặt lồng không nên quá dày, tốt nhất nên đặt khoảng 3 -5 lồng 1 cụm. Mỗi cụm cách nhau từ 10 – 15m.

Chọn giống và thả giống

Cá giống phải khỏe mạnh, không dị hình, xây xát, kích cỡ đồng đều, không bị mất nhớt. Cá hoạt động linh hoạt, bơi lội nhanh nhẹn. Đối với nuôi trong lồng yêu cầu kích thước cá giống 20 – 25 cm. Cá giống này đã được nuôi trong ao cho đến khi đạt kích thước trên mới đưa ra thả trong lồng.

Nuôi lồng trên hồ chứa thả 7,5 con/m3 lồng. Tốt nhất nên thả giống nuôi vào tháng 3 – tháng 10 vànuôi 2 vụ/năm. Khi thả cá, cân bằng môi trường bằng cách ngâm bao chứa cá vào lồngnuôi trong thời gian 10 – 15 phút, sau đó cho nước từ từ vào miệng túi và tiến hành thả cá.

Quản lý lồng cá và thu hoạch

Thức ăn cho cá Chiên sử dụng trong quá trình nuôi chủ yếu là các loại: thức ăn công nghiệp, thức ăn tự chế biến và cá tạp. Dùng thức ăn công nghiệp dạng viên nổi và không tan trong nước sẽ hạn chế sự thất thoát thức ăn và giảm thiểu ô nhiễm nước nuôi. Cho cá ăn bằng thức ăn công nghiệp hoặc thức ăn chế biến có hàm lượng đạm 18 – 30%.

Thức ăn chế biến được làm từ các nguyên liệu sẵn có ở địa phương để phối chế thành thức ăn cho cá Chiên. Các nguyên liệu cần tính toán hợp lý để đảm bảo hàm lượng dinh dưỡng, quan trọng nhất là đạm theo nhu cầu của cá Chiên.

Trong kỹ thuật nuôi cá chiên lồng, cần chú ý quan sát tình trạng của cá mỗi ngày để phát hiện bệnh và chữa trị cho cá kịp thời. Cần vệ sinh lồng nuôi cá 1 lần/1 tuần bằng bàn chải để đảm bảo môi trường sống sạch cho cá. Ngoài ra cần chú ý vệ sinh lồng trước khi cho ăn. Thường xuyên loại bỏ rác thải ở trong ao, hồ nuôi cá.


Có thể bạn quan tâm

Thu bạc tỷ từ nuôi tôm siêu thâm canh Thu bạc tỷ từ nuôi tôm siêu thâm canh

Nhà nông Cà Mau đang có những “bước đi” được xem là táo bạo khi dồn hết gia tài, vốn liếng để đầu tư mô hình nuôi tôm siêu thâm canh.

06/02/2018
Triển vọng từ chọn tạo thành công tôm bố mẹ Triển vọng từ chọn tạo thành công tôm bố mẹ

Thị trường tôm thẻ chân trắng bố mẹ được đánh giá rất tốt, mở ra triển vọng cho nghề nuôi tôm nước ta khi mà trước đây nguồn tôm bố mẹ gần như phải nhập khẩu

06/02/2018
Nuôi cá chẽm ở Bali Nuôi cá chẽm ở Bali

Trại nuôi cá chẽm lớn nhất Tây Bắc đảo Bali vẫn có thể tạo nguồn cung dồi dào và bền vững với sự tham gia của cả cộng đồng cư dân địa phương tại Indonesia.

06/02/2018