Giá / Nuôi bò

Kinh nghiệm vỗ béo bò

Kinh nghiệm vỗ béo bò
Tác giả: HPSTIC
Ngày đăng: 28/03/2019

Chia sẻ một số kinh nghiệm vỗ béo bò, bê trước khi làm thịt: chọn mua bò, bê để vỗ béo; công tác chuẩn bị trước khi vỗ béo, chuẩn bị chuồng trại và thức ăn, chuẩn bị trữ sắn, ngô khi giá rẻ

Hiện nay một số bà con nông dân ở các tỉnh thành có thu nhập cao nhờ việc vỗ béo bò và bê gầy. Vỗ béo một đôi bò, bê gầy trong 60 - 70 ngày, cho thu lãi 1,5 - 2 triệu đồng.

Xin giới thiệu kinh nghiệm vỗ béo bò, bê gầy trước khi mổ thịt:

Chọn mua bò, bê để vỗ béo:

Để tránh rủi ro, khi mua bò, bê ở địa phương khác về, bà con nên tránh mua ở các vùng bị dịch bệnh nguy hiểm (cần nhờ cơ quan thú y của địa phương nơi có bò bán, tư vấn và kiểm dịch).

Mua những con bò cái, bò đực có khung xương to, gầy loại thải nhưng chưa già lắm, đặc biệt bò lai sind càng tốt có trọng lượng 2 – 3 tạ/con, có hiệu quả kinh tế cao nhất. Chọn mua những con bê gầy 22 – 25 tháng tuổi có trọng lượng 150 – 200kg/con(bê lai sind tăng trọng càng nhanh) có khung xương to.

Những con bò, bê gầy mua vỗ béo phải đạt chỉ tiêu, nhanh nhẹn, không bị dịch bệnh, thương tật và hay ăn (quan sát những con bò định mua : Ăn, đi lại, theo dõi khoảng 20 – 30 phút mỗi con).

Công tác chuẩn bị trước khi vỗ béo bò:

+ Chuẩn bị chuồng trại và thức ăn:

Chuồng trại: Mỗi một con bò cần 3 – 4m2 chuồng trại, chuồng trại phải đạt yêu cầu: Cao ráo sạch sẽ, đảm bảo đông ấm, hè mát.

Để hạ giá thành, nâng cao chất lượng thức ăn, bà con cần:

Ủ rơm với urê và vôi, ủ chua các loại cây xanh, rau xanh như thân, lá, củ khoai lang, ngọn lá sắn, thân lá cây ngô, bèo, thân lá lạc. Tùy nguyên liệu sẵn có ở địa phương, đảm bảo chất lượng (có quy trình ủ chua riêng cho từng loại thân lá rau, củ xanh nhờ trạm khuyến nông – phòng nông nghiệp nơi sở tại tư vấn), trước khi nuôi 20 – 30 ngày.

Trồng 360 – 500m2 cỏ voi, được chăm sóc tốt, trước khi nuôi bò 60 – 70 ngày có thể đủ cung cấp thức ăn xanh cho 4 – 5 con bò vỗ béo/năm.

+ Chuẩn bị tích trữ sắn, ngô khô khi giá rẻ.

Trước khi vỗ béo cho bò cần tiêm phòng vacxin tụ huyết trùng (2 lần, mỗi lần cách nhau 15 ngày, đối với vacxin trong nước SX phải tiêm tăng 1,2 – 1,5 lần so với hướng dẫn thì hiệu quả phòng bệnh mới cao). Tẩy giun, sán, ve, rận, ký sinh trùng đường máu (nếu có. Nhờ bác sĩ thú y đến khám bệnh, tư vấn). Để bò, bê sạch bệnh mới hấp thu tốt dinh dưỡng trong thức ăn, đảm bảo cho tăng trọng nhanh.

Mỗi con bò, bê gầy (tùy theo trọng lượng) có thể cho ăn lượng thức ăn như sau: 10 – 15kg rơm, cỏ + 3 – 5kg thức ăn ủ chua + 1 – 2kg bột sắn (hoặc 1 – 2kg cám gạo, bột ngô hoặc 3 – 6kg khoai lang tươi thái lát) + (0,1 – 0,2kg) cám cao đạm đậm đặc Con Cò 20 + 50g muối ăn + (2 – 5g) B.Complex – khoáng.

Nếu không có thức ăn ủ chua hoặc rơm ủ urê thì tăng thêm 5kg rơm, cỏ (có bổ sung thêm 30 – 50g đạm urê hòa nước vẩy vào rơm, cỏ trước khi cho ăn, với lượng nhỏ urê này, bò hấp thu được, tạo năng lượng tương đương với 0,5 – 1kg bột ngô. Lượng urê cho bò ăn 2 – 3g/10kg thể trọng. Chú ý: Đạm urê không được hòa nước cho bò uống, vì như thế, bò sẽ bị tiêu chảy. Cũng không nên cho bò ăn quá liều urê cho phép, tránh ăn dài ngày sẽ bị ngộ độc).

Với khoảng thời gian vỗ béo 60 – 70 ngày, bò, bê gầy có thể tăng trọng tới 70 – 100kg hơi/con. Chi phí thấp (khoảng 30%), giá bán lại tăng (do bò béo nhiều thịt) so với khi mua. Mỗi con bò, bê nuôi theo cách này cho lãi 1,5 – 2 triệu đồng. 1 lao động có thể vỗ béo 4 - 5 con, nuôi đạt 4 – 5 lứa/năm. Cho thù lao khoảng 1,5 – 2 triệu đồng/tháng, mang lại nguồn thu nhập cao cho nhà nông.


Có thể bạn quan tâm

Kỹ thuật tăng vân mỡ cho thịt bò mà không làm tăng độ béo tổng thể Kỹ thuật tăng vân mỡ cho thịt bò mà không làm tăng độ béo tổng thể

Brad Johnson – một chuyên gia về phát triển cơ xương ở gia súc đã dẫn dắt một nghiên cứu kiểm tra biện pháp tăng vân mỡ cho thịt bò mà không làm tăng độ béo

28/03/2019
Kỹ thuật ủ ngô và thân cây lạc làm thức ăn cho bò Kỹ thuật ủ ngô và thân cây lạc làm thức ăn cho bò

Bà con tham khảo kỹ thuật ủ ngô và thân cây lạc (tươi) làm thức ăn cho bò như sau:

28/03/2019
Kinh nghiệm nuôi bò vàng vùng cao Kinh nghiệm nuôi bò vàng vùng cao

Ở các tỉnh miền núi phía Bắc, bà con thường nuôi giống bò vàng hay còn gọi là bò Mông. Giống bò này phù hợp với địa hình núi đá, khí hậu lạnh, khan hiếm thức ăn

28/03/2019