Kinh Nghiệm Trồng Chuối Theo GAP Của Philippines
Chuối là loại cây ăn trái quan trọng bậc nhất đối với Philippines về mặt sản lượng và diện tích. Do có giá trị dinh dưỡng và giá cả rẻ hơn so với xoài và khóm (dứa) nên chuối dễ tiêu thụ.
Từ đó đã khuyến khích nông dân Philippines trồng trong nhiều vùng sản xuất trên cả nước với khoảng 80 giống chuối khác nhau cho nhu cầu tiêu thụ nội địa và xuất khẩu. Trong đó giống chuối Saba (còn gọi là Cardaba) - một giống lai tam bội có nguồn gốc Philippines, có nhu cầu tiêu thụ khá cao.
Ở nước ta, mặt hàng chuối cũng chiếm vai trò quan trọng về kinh tế và xã hội. Hàng năm kim ngạch xuất khẩu chuối của Việt Nam sang Trung Quốc chiếm tỷ lệ lớn và ổn định. Theo đề án quy hoạch phát triển đến năm 2020 của Bộ NNPTNT, chuối là cây chủ lực ở nhiều địa phương. Nhiều nhà vườn ở ĐBSCL đang trồng chuối để xuất khẩu tăng thu nhập. Bộ Công Thương xem việc xuất khẩu chuối là một mặt hàng quan trọng mà Việt Nam có nhiều lợi thế. Còn ở Hướng Hóa (Quảng Trị) cây chuối là cây xóa đói giảm nghèo và làm giàu của không ít hộ gia đình…
Tuy nhiên, việc sản xuất chuối hàng hóa của nước ta nhìn chung còn lạc hậu, chủ yếu trồng với diện tích nhỏ, manh mún, chưa có quy hoạch vùng tập trung. Một số công ty thu mua chuối xuất khẩu từ các hộ nông dân trồng rải rác trên những vùng đồi núi ở tỉnh Lâm Đồng, chi phí thu mua và vận chuyển cao. Còn ngành trồng chuối cho xuất khẩu của Philippines, vì họ tổ chức được vùng trồng tập trung và hợp tác hóa nên đã áp dụng được công nghệ tự động hóa theo kiểu dây chuyền rất hiện đại. Chuối xuất khẩu sang các nước châu Âu yêu cầu sản phẩm an toàn nên Philippines đã áp dụng quy trình sản xuất theo GAP nhiều năm nay và có nhiều kinh nghiệm tốt cho nước ta đối với việc phát triển sản xuất chuối cho xuất khẩu theo VietGAP.
Trong quá trình xây dựng vùng chuối xuất khẩu theo GAP, để tăng năng suất và hiệu quả ở các trang trại, Philippines đã nghiên cứu áp dụng các yếu tố như: Sử dụng lao động và phân bón phù hợp theo PhilGAP, chủ nhân hoạt động kiểu trang trại đa dạng hóa, điều kiện đất đai phù hợp, khoảng cách giữa các đồi trồng chuối trên dưới 20m và khoảng cách từ trang trại đến nhà ở của người trồng ngắn… Đây là những yếu tố quyết định giúp tăng năng suất và lợi nhuận cao hơn những vùng không áp dụng PhilGAP.
Các giải pháp phát triển sản phẩm PhilGAP là: Đảm bảo an toàn thực phẩm, đáp ứng yêu cầu của các nhà bán lẻ, ưu tiên nhu cầu đổi mới và kỳ vọng của người tiêu thụ, các đòi hỏi về thương mại theo tiêu chuẩn WTO, PhilGAP phải phù hợp với GlobalGAP và chương trình GAP các nước khác
Có thể bạn quan tâm
Theo các chuyên gia ngành nông nghiệp thì nhu cầu sản phẩm rau quả sạch, theo tiêu chuẩn VietGAP ở Việt Nam ngày một gia tăng. Tuy nhiên hiện người sản xuất rau quả theo tiêu chuẩn này đang gặp nhiều khó khăn trong việc tiêu thụ. Bởi các sản phẩm VietGAP chưa có nhãn hiệu (logo) khi đưa ra tiêu thụ trên thị trường.
Sau Tết, sức mua giảm hẳn do người tiêu dùng thắt chặt chi tiêu, giá thực phẩm tươi sống có giá vì thế mà giảm nhanh và khá ổn định.
Nhìn chiếc máy trồng mía 2 hàng đang chạy đều tại đám đất bên cạnh, lão nông Võ Văn Hùng (43 tuổi) ở Phổ Phong không khỏi vui sướng: Chẳng bao lâu nữa thì không chỉ người trồng mía ở Đức Phổ, mà các vùng khác trong tỉnh sẽ quên đi nỗi ám ảnh về chuyện tìm không ra nhân công mỗi khi bước vào vụ mới.