Kinh Nghiệm Tiêm Sắt Cho Lợn Con
Nguồn cung cấp sắt cho lợn con giai đoạn này chủ yếu là từ sữa mẹ, trong khi đó sữa mẹ chỉ đáp ứng được 10-30% lượng sắt cơ thể cần, lợn con càng lớn, sự thiếu hụt sắt càng cao, do vậy việc bổ sung sắt cho lợn giai đoạn này rất cần thiết.
Sắt bổ sung cho lợn con chủ yếu dưới dạng dung dịch tiêm như: Fedextran, Fedextrin hoặc gleptoferon... liều tiêm trung bình 300mg/con/2lần/lứa.
Nên chọn dung dịch sắt của các hãng thú y lớn có uy tín như: Bi-O; Vemedim; Thú y xanh Việt Nam,… dưới dạng hỗn hợp sắt với Polyvitamin hoặc sắt + B.Complex.
Điều cần lưu ý là phải xem thời hạn sử dụng của sản phẩm xem đã hết hạn chưa. Có thể nhận biết dung dịch sắt còn phẩm chất hay không bằng cách lắc nhẹ sản phẩm, thấy dung dịch tan đồng nhất, không phân tầng, không lắng cặn sau đó ít phút là được. Nếu phân tầng, lắng cặn sau 5-10 phút lắc, không được dùng vì sắt đã kết tủa tiêm vào sẽ gây ngộ độc, có thể dẫn đến chết lợn (ngay cả khi dung dịch sắt còn hạn sử dụng, do bảo quản không tốt nên mất phẩm chất).
Khi tiêm sắt chú ý, luộc sôi xy lanh 3-5 phút để khử trùng, trước khi hút dung dịch sắt vào xilanh phải lắc đều. Tiêm lợn 3 ngày tuổi, vị trí tiêm vào mông hay đùi sau, liều lượng 100mg sắt nguyên chất/1ml dung dịch sắt/lần. Tiêm lần 2 khi lợn 10 ngày tuổi, liều lượng 200mg sắt/2ml/lần; vị trí tiêm ở gáy sau gốc tai, úp vành tai sát vào thân, tiêm ở vị trí vành tai, tiêm bắp. Trước khi rút mũi tiêm ra cần phải dùng ngón tay ấn chặt vào vị trí tiêm trong 30 giây để dung dịch sắt không thoát ra theo khi rút mũi kim.
Có thể bạn quan tâm
Từ nhiều năm nay, người dân ở thôn Thái Xuân, xã Tam Hiệp, huyện Núi Thành rất kính trọng ông Bùi Xuân Danh, 55 tuổi, công an thôn bởi ông là người biết tính toán làm ăn, đi lên từ mô hình cải tạo vườn tạp, phát triển kinh tế vườn và làm giàu chính đáng ngay tại địa phương vốn nghèo khó này.
Đã có không ít hộ nông dân thất bại khi đầu tư vào phát triển sản xuất, bởi do họ đã áp dụng không đúng quy trình kỹ thuật, thiếu vốn đầu tư, thiếu nơi tiêu thụ sản phẩm hay chưa đổi mới tư duy, cách làm mới... Ở xóm Mỹ Triều xã Thạch (Thạch Hà, Hà Tĩnh) lại có một mô hình phát triển kinh tế theo hướng đa cây cho hiệu quả khá cao.
Người dân quanh vùng đào ao để thả cá, còn bác Dương Văn Lê ở thôn Giã Bàng, xã Tề Lỗ, huyện Yên Lạc lại đào ao thả vịt. Ai cũng nghĩ bác quẩn. Vậy mà chỉ vài năm cách làm này đã giúp gia đình bác thoát nghèo, trở thành triệu phú, được cả làng làm theo.