Giá / Mô hình kinh tế

Kinh Nghiệm Phòng Bệnh Cúm Cho Gia Cầm

Kinh Nghiệm Phòng Bệnh Cúm Cho Gia Cầm
Tác giả: 
Ngày đăng: 13/07/2012

Cúm gia cầm là bệnh truyền nhiễm nguy hiểm nhất hiện nay với ngành chăn nuôi gia cầm, bệnh diễn biến phức tạp, thường ở thể quá cấp và cấp tính gây chết nhanh chóng, hàng loạt khi nhiễm phải làm thiệt hại lớn cho người chăn nuôi.

Biện pháp phòng bệnh có hiệu quả nhất là tiêm vaccine cúm gia cầm đảm bảo chất lượng, đúng kỹ thuật. Nhưng việc tiêm vaccine cúm gia cầm có giá thành rất đắt, phụ thuộc vào sự hỗ trợ của Nhà nước và tiêm theo lịch, theo đợt trong năm. Như vậy sẽ có không ít đàn gà ở nhiều nơi, nhất là vùng sâu, vùng sa không được tiêm vaccine, mùa đông lạnh, sức đề kháng của cơ thể suy giảm rất có nguy cơ bị nhiễm bệnh cúm gia cầm.

Xin giới thiệu kinh nghiệm phòng bệnh cúm gia cầm có hiệu quả ở Bắc Giang.

Để chống bệnh cúm gia cầm có hiệu quả, bà con cần đồng thời thực hiện một số biện pháp sau:

- Chăm sóc tốt, tăng sức đề kháng của cơ thể gia cầm với bệnh: Cho gia cầm ăn đầy đủ khẩu phần các loại cám có chất lượng tốt và ổn định, cho uống thêm B.Complex giúp cho gà khoẻ mạnh tăng sức đề kháng bệnh. Tiêm phòng định kỳ, đầy đủ các loại vaccine thông thường như: Marek gà; Gumboro gà; đậu gà; tả gia cầm; tụ huyết trùng gia cầm theo lịch của cơ quan thú y địa phương, giúp cho gia cầm miễn dịch với các bệnh này.

- Những ngày giá lạnh, thả gia cầm muộn, nhốt sớm, có sưởi ấm vào ban đêm. Giữ cho chuồng luôn khô sạch, vệ sinh chuồng trại định kỳ bằng các loại thuốc sát trùng có hiệu quả dài ngày (loại thuốc có thành phần Iot như Han Iodine 10%), khoảng 10-15ngày phun/lần sau khi dọn chất độn chuồng.

- Cho gia cầm ngửi khói quả bồ kết định kỳ 5-7 ngày lần, làm mũi gà thông thoáng, phòng hiệu quả các bệnh về đường hô hấp, giúp gia cầm khoẻ mạnh chống lại bệnh.

- Khoảng 2-3 ngày cho gà uống nước tỏi pha loãng/lần. Đập dập 2-3 củ tỏi sống, để trong không khí 15-20 phút sau đem hoà với 10-15/lít nước đem cho gà uống, bã tỏi rải quanh chuồng cho gà ngửi mùi. Các chất kháng sinh thực vật có trong tỏi tiêu diệt mạnh virus cúm gia cầm nếu có.

- Cho gà uống thường xuyên chất Tăng trưởng "Vườn sinh thái" với nồng độ 0,03% (nồng độ 3 phần vạn, pha với liều 5ml/15lít nước). Chất tăng trưởng Vườn sinh thái là sản phẩm sạch, an toàn sinh thái, không ô nhiễm môi trường. Sử dụng cho cây trồng, vật nuôi làm tăng năng suất, cải thiện chất lượng sản phẩm. Các chủng vi sinh hữu ích có trong sản phẩm ức chế có hiệu quả các bệnh tiêu chảy giúp cho cơ thể gia cầm khoẻ mạnh chống lại các loại bệnh xâm nhập trong đó có bệnh cúm gia cầm.


Có thể bạn quan tâm

Nuôi Cá Lăng Đuôi Đỏ Thương Phẩm Mô Hình Cần Nhân Rộng Nuôi Cá Lăng Đuôi Đỏ Thương Phẩm Mô Hình Cần Nhân Rộng

Dự án tiếp nhận công nghệ sản xuất giống cá lăng đuôi đỏ được triển khai tại Trại thực nghiệm giống thủy sản nước ngọt Hòa Định Đông (Phú Hòa) với số vốn hơn 820 triệu đồng. Sau 24 tháng triển khai, Trung tâm Giống và kỹ thuật thủy sản Phú Yên đã sản xuất thành công hơn 47.000 con cá giống và đúc kết ra được các quy trình sản xuất giống cá lăng đuôi đỏ phù hợp với điều kiện ở Phú Yên.

13/07/2012
Mô Hình Nuôi Cá Rô Phi Thương Phẩm Theo Quy Trình GAP Tại Ba Bể (Bắc Kạn) Mô Hình Nuôi Cá Rô Phi Thương Phẩm Theo Quy Trình GAP Tại Ba Bể (Bắc Kạn)

Ba Bể (Bắc Kạn) là một địa phương có thế mạnh về diện tích mặt nước nuôi thuỷ sản chính vì vậy để đáp ứng nhu cầu nuôi thủy sản cho năng suất cao, tạo ra các loại cá sạch, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, phù hợp với môi trường và khả năng đầu tư thâm canh của người dân trên địa bàn, năm 2012, Trung tâm Khuyến nông khuyến lâm tỉnh đã xây dựng mô hình nuôi thử nghiệm cá rô phi thương phẩm tại huyện Ba Bể theo quy trình GAP bước đầu mang lại hiệu quả khả quan và mở ra triển vọng trong thực hiện mô hình.

13/07/2012
Gần 24% Diện Tích Nuôi Tôm Chân Trắng Bị Thiệt Hại Ở Trà Vinh Gần 24% Diện Tích Nuôi Tôm Chân Trắng Bị Thiệt Hại Ở Trà Vinh

Trên địa bàn vùng ngập mặn ven biển thuộc 4 huyện: Duyên Hải, Cầu Ngang, Trà Cú và Châu Thành (Trà Vinh) hiện có trên 200 hộ thả nuôi gần 76 triệu con tôm thẻ chân trắng trên diện tích gần 152 ha. Tuy mới vào vụ nuôi nhưng đã có 36 ha bị thiệt hại (24%), với lượng giống thả nuôi hơn 18 triệu con giống. Tôm nuôi bị chết đa phần do nhiễm bệnh đốm trắng. Đây là loại bệnh không có thuốc đặc trị và tôm chết thường ở giai đoạn 25 - 40 ngày tuổi, đã gây thiệt hại nặng người nuôi.

13/07/2012