Kinh Nghiệm Khai Thác Nhựa Cây Sơn
Cây sơn ở vùng Tam Nông - Phú Thọ cho chất lượng nhựa khai thác rất cao đặc biệt về độ bám, độ bền. Các sản phẩm như đồ gỗ gia dụng, thuyền, đò, thúng, mủng và sơn mài làm từ nhựa sơn vùng này đều rất tốt, rất bền. Trồng sơn đang giúp phát triển kinh tế và cải thiện đời sống cho nhiều bà con nơi đây.
Sau đây là những kinh nghiệm khai thác nhựa cây sơn của bà con vùng này.
Thông thường, khi được 3 năm tuổi, cây sơn sẽ tiêu chuẩn khai thác. Ở độ tuổi này, cây sơn đã tương đối thành thục. Do vậy, chất lượng và khối lượng sơn khai thác được đảm bảo. Hơn nữa, tuổi thọ của cây cũng dài hơn.
Sau khi đã xác định được những cây đạt tiêu chuẩn, bà con tiến hành công việc khai thác nhựa.
Dụng cụ thu sơn: vỏ con chai và một con dao chuyên cắt sơn.
Dao cắt sơn là dụng cụ góp phần nâng cao hiệu quả lao động. Dao tốt, lát cắt đẹp, năng suất nhựa thu được cao. Do vậy, bà con nên chuẩn bị con dao bài mỏng lưỡi, chiều dài từ 18 – 20 cm, chiều rộng 4 – 5 cm; lưỡi sắc mũi nhọn, sống dao dày để dễ ghì khi cắt vỏ.
Thời gian cắt sơn tốt nhất là lúc mặt trời chưa mọc, vì gặp nắng là sơn ngừng chảy. Do vậy, dựa vào diện tích và số cây của gia đình, bà con nên tính toán để việc thu sơn được hiệu quả nhất, sơn có chất lượng cao nhất.
Bà con chú ý, thời điểm cắt sơn phải vào những lúc trời râm mát, đặc biệt, không được cắt sơn khi trời mưa, để nước mưa không chảy vào nhựa sơn. Bởi, nếu gặp mưa nhựa sơn sẽ bị chua.
Khi cắt miếng sơn, phải cắt thật mỏng miếng. Bởi nếu cắt quá dầy, sự sinh trưởng của cây bị ảnh hưởng, hơn nữa năng suất nhựa thu được cũng giảm xuống.
Sau cắt khoảng 2 tiếng, nhựa cây không chảy ra nữa, lúc này bà con thực hiện việc đi thu nhựa. Dụng cụ chứa đựng nhựa sơn có thể bằng gỗ, chú ý, bà con tuyệt đối không được dùng dụng cụ bằng kim khí. Không để mặt sơn tiếp xúc trực tiếp với không khí để tránh ô xy hóa, đóng thành váng đen gây hao sơn. Dụng cụ đựng sơn cần phải có nắp đậy bằng tre và giấy bản mỏng.
Sau đó, cứ 3-4 ngày bà con lại tiến hành thu nhựa sơn 1 lần. Sau khoảng 7-10 năm, năng suất nhựa giảm xuống, bà con nên tiến hành trồng mới lại vườn cây.
Có thể bạn quan tâm
Hiện nay nuôi chim bồ câu làm kinh tế là mô hình của nhiều nông dân ở xã Mỹ Chánh, huyện Châu Thành (Trà Vinh). Ngoài trồng lúa, trồng màu, nông dân nuôi bồ câu để tăng thêm thu nhập thay thế nuôi gà như trước đây.
Chỉ hơn chục ngày nữa, cánh đồng nuôi tôm ở thôn Trường Định, xã Hòa Liên (Đà Nẵng) sẽ bước vào thu hoạch. Tuy nhiên, lo lắng nhất của người dân là làm sao có nguồn điện ổn định phục vụ cho những ngày nước rút…
Thời gian gần đây, giá mãng cầu xiêm (còn gọi mãng cầu gai) tại các chợ trên địa bàn TP.Long Xuyên (An Giang) tăng cao kỷ lục. Nếu như trước đây, cao nhất cũng chỉ 20.000 đồng/kg thì nay tăng từ 35.000 - 40.000 đồng/kg.