Giá / Tôm thẻ chân trắng

Khuyến cáo kỹ thuật đầu vụ nuôi tôm thâm canh - bán thâm canh - Phần 2 (Phần cuối)

Khuyến cáo kỹ thuật đầu vụ nuôi tôm thâm canh - bán thâm canh - Phần 2 (Phần cuối)
Tác giả: Trần Thanh Thiện
Ngày đăng: 02/04/2016

3. Gây màu nước

Sau khi lấy nước vào ao nuôi 2 ngày, gây màu nước giúp phát triển vi sinh vật phù du, ổn định môi trường nước, tạo môi trường thuận lợi hạn chế tôm bị sốc, tăng tỷ lệ sống.

Cách 1: Bằng cám ủ (thành phần: cám gạo, bột đậu nành, bột cá phối trộn theo tỷ lệ 2:2:1.

Nấu chín, ủ trong 2 – 3 ngày).

Lúc 7 – 8 giờ sáng: bón vôi đen Dolomite hoặc vôi nông nghiệp CaCO3 liều lượng 20 – 30 kg/1.000 m3.

Lúc 10 – 12 giờ trưa: bón cám ủ liều lượng 3 – 4 kg/1.000 m3.

Lặp lại 2 bước trên liên tục trong 3 – 5 ngày đến khi độ trong của nước đạt 30 – 40 cm.

Cách 2: Bằng mật đường + cám gạo + bột đậu nành (tỷ lệ 3:1:3) ủ trong 12 giờ.

Vào 9 – 10 giờ sáng: bón mật đường + cám gạo + bột đậu nành đã qua ủ với liều lượng 2 – 3 kg/1.000 m3 nước ao, tạt liên tục 3 ngày.

Khi màu nước trong ao chuyển sang màu của tảo khuê (vàng hay nâu nhạt) hay màu xanh vỏ đậu thì tiến hành thả giống.

Đối với những ao khó gây màu nước, hay màu nước không bền nên bổ sung thêm các thành phần khoáng, Silic để giữ màu nước cho ao nuôi.

Có thể gây màu nước bằng chế phẩm vi sinh theo hướng dẫn của nhà sản xuất có uy tín để phân hủy mùn bã hữu cơ lơ lửng, xác tảo chết tích tụ do dùng hóa chất diệt khuẩn trước đó, tạo nguồn vi khuẩn có lợi giúp môi trường nuôi ổn định, tạo điều kiện cho tôm phát triển tốt ngay từ đầu.

*Lưu ý: Không dùng phân vô cơ gây màu nước.

Không diệt tạp trong hồ nuôi khi đã lấy nước.

Kiểm tra yếu tố môi trường nước ao nuôi đảm bảo trong ngưỡng thích hợp trước khi thả giống.

4. Quạt nước

Bố trí hệ thống quạt nước và thời gian chạy quạt nước phải đảm bảo nhu cầu ôxy cho tôm nuôi;

Đặc biệt thời điểm chiều tối/đêm/gần sáng khi hàm lượng ôxy hòa tan giảm dần/xuống thấp nhất trong ngày.

Cần tăng cường thời gian chạy quạt hoặc bố trí thêm hệ thống quạt cho tôm nuôi, đặc biệt vào những thời điểm nắng nóng hoặc mưa kéo dài.

a. Vị trí đặt cánh quạt nước

Cách bờ 1,5 m.

Khoảng cách giữa 2 cách quạt nước 60 – 80 cm, lắp so le nhau.

Tùy theo hình dạng ao mà bố trí cánh quạt nước nhằm tạo được dòng chảy tốt nhất và cung cấp đủ nhu cầu ôxy cho tôm nuôi.

b. Số lượng cánh quạt nước

Đối với nuôi tôm sú:

Đối với nuôi tôm chân trắng: Tôm chân trắng đòi hỏi ôxy rất lớn.

Do đó, tùy theo mật độ thả nuôi có thể thiết kế hệ thống quạt nước bằng cánh quạt nhựa hoặc kết hợp cánh quạt nhựa và cánh quạt lông nhím hoặc các cánh quạt cung cấp ôxy khác để cung cấp ôxy cho ao nuôi.

Vòng tua của cánh quạt nhựa nên >120 vòng/phút.


Có thể bạn quan tâm

Giảm hiệu quả chi phí trong nuôi tôm - Phần 1 Giảm hiệu quả chi phí trong nuôi tôm - Phần 1

Người nông đã tìm ra giải pháp giảm chi phí, duy trì lợi nhuận bằng cách quản lý tiêu thụ thức ăn mà không ảnh hưởng đến quá trình tăng trưởng và năng suất sau

02/04/2016
Giảm hiệu quả chi phí trong nuôi tôm - Phần 2 (Phần cuối) Giảm hiệu quả chi phí trong nuôi tôm - Phần 2 (Phần cuối)

Giảm hiệu quả chi phí trong nuôi tôm - Phần 2 (Phần cuối)

02/04/2016
Khuyến cáo kỹ thuật đầu vụ nuôi tôm thâm canh - bán thâm canh - Phần 1 Khuyến cáo kỹ thuật đầu vụ nuôi tôm thâm canh - bán thâm canh - Phần 1

Hiện tượng El Nino tình hình thời tiết, khí hậu sẽ ảnh hưởng bất lợi đến hoạt động nuôi trồng thủy sản nói chung, nuôi tôm thâm canh – bán thâm canh nói riêng.

02/04/2016