Không Tránh Được Bệnh Thành Tích
Thực tế, đa số các địa phương vẫn chạy theo thành tích. Đây là vấn đề tồn tại chính trong xây dựng NTM hiện nay và cần phải điều chỉnh lại trong thời gian tới.
Trao đổi với NTNN, ông Tăng Minh Lộc - Cục trưởng Cục Kinh tế hợp tác và Phát triển nông thôn (Bộ NNPTNT), kiêm Chánh Văn phòng Ban Chỉ đạo T.Ư Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng NTM cho biết: “Qua tổng hợp và báo cáo cho thấy, phần lớn các ý kiến chất vấn của đại biểu Quốc hội với Bộ trưởng Bộ NNPTNT tập trung chủ yếu ở các nội dung như những kết quả đạt được sau gần 3 năm triển khai chương trình, đặc biệt là các kiến nghị về việc cần tăng vốn đầu tư của Nhà nước và giảm phần đóng góp cho người dân trong quá trình xây dựng NTM”.
Về các vấn đề trên, ông Lộc cho biết, quan điểm của Bộ NNPTNT là, trong tư tưởng xây dựng NTM, chủ yếu chúng ta vẫn phải dựa vào nội lực là chính, Nhà nước chỉ hỗ trợ một phần. Hơn nữa, đây là chương trình dài hạn, nếu địa phương nào chưa có điều kiện, thì không nhất thiết phải làm ngay. “Trên thực tế, dù mức chi cho nông nghiệp - nông thôn của Nhà nước những năm qua không giảm, nhưng mức chi còn thấp, nên vẫn chưa đáp ứng được cho các địa phương”- ông Lộc cho biết thêm.
Theo ông Lộc, riêng nguồn vốn 1.700 tỷ đồng mà Quốc hội phân bổ hồi đầu năm vẫn được đưa về trực tiếp cho các địa phương. Ông Lộc cũng cho rằng, hầu hết các địa phương kêu thiếu vốn như hiện nay chủ yếu là do họ tự động làm trước một số công trình, rồi sau đó mới đi xin vốn bổ sung, nhưng không được, nên họ lại phản ánh. Thậm chí, có những mức hỗ trợ đầu tư mà Chính phủ chưa công bố, nhưng ở địa phương đã tự công bố, nên người dân mới thắc mắc”.
Trả lời NTNN về tình trạng hiện có nhiều địa phương đang xây dựng NTM theo kiểu chạy đua thành tích, ông Lộc thừa nhận: “Trước khi triển khai chương trình này, chúng tôi đã phải nhấn mạnh vào 3 vấn đề là: Phải tránh bệnh thành tích, thờ ơ và trông chờ ỷ lại. Song thực tế, đa số các địa phương vẫn chạy theo thành tích. Đây là vấn đề tồn tại chính trong xây dựng NTM hiện nay và cần phải điều chỉnh lại trong thời gian tới. Tôi xin nhấn mạnh là, xây dựng NTM là cả một quá trình để phấn đấu với mục tiêu đến năm 2015, chúng ta chỉ có 20% số xã đạt NTM, còn đến năm 2020 là 50% số xã”.
Có thể bạn quan tâm
Nhờ dễ thích nghi với nhiều chân đất, ít tốn công chăm sóc, cho hiệu quả kinh tế cao nên thời gian qua chuối lùn đã trở thành cây trồng chủ lực tại nhiều địa phương ở Quảng Nam. Thực tế cho thấy, từ hướng đi này, hàng nghìn hộ dân đã trả lại “sổ nghèo” và vươn lên làm giàu
Hẹn tiến sĩ Nguyễn Văn Khải, lần nào cũng lỡ cỡ vì ông bận, cũng bị ngắt quãng bởi những cú điện thoại, những chuyến đến thăm của nhiều nông dân hỏi về ứng dụng của bóng đèn ôzôn. Còn nhớ cách đây cả năm, gặp tôi, ông cứ úp mở về chuyện đèn ôzôn được đưa cho nông dân để thắp cho thanh long ra hoa, để khử mùi, khử khuẩn cho chuồng trại gia súc nhưng tịnh không tiết lộ cụ thể ở đâu.
Bón thúc nụ, thúc hoa: Cần bón khi nhìn thấy một vài chùm nụ xuất hiện, thường trước khi nở hoa rộ 25-30 ngày. Vị trí bón phân theo hình chiếu của tán cây, đây là vị trí hoạt động mạnh nhất của bộ rễ